Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chăm sóc hội chứng ruột ngắn sau phẫu thuật cắt ruột non tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 từ 01/01/2005 đến 31/12/2007

Ngày đăng:  02/07/2010

 
Lượt xem: 13420

Nguyễn Thị Thu Hậu *, Phạm Thị Ngọc Tuyết *, Trần Thị Thanh Tâm **.

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, các biện pháp chăm sóc và kết quả điều trị của bệnh nhi hội chứng ruột ngắn (HCRN) sau phẫu thuật cắt ruột non.

Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca.

Kết quả: tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 từ 01/01/2005-31/12/2007 có 51 bệnh nhân. 84,3 % là sơ sinh, đa số do bất thường giải phẫu đường tiêu hoá. Tỉ lệ mất hồi tràng cao (88.4%), hậu môn tạm chủ yếu ở hỗng tràng. Nuôi tĩnh mạch chưa đầy đủ, sử dụng catheter trung ương ít và phải rút bỏ sớm do nhiễm trùng. Thời gian cho ăn đường miệng lại chậm do rối loạn vận động ruột. Các can thiệp nội và ngoại khoa hỗ trợ chưa thường xuyên và chưa thống nhất. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết (95,3% sơ sinh và 100% ngoài sơ sinh) do Staphylococcus coagulase, Candida albicans, Klebsiella pneumoniae, ứ mật, hạ natri máu, rối loạn vận động ruột. Tử vong 56,9%, do  nhiễm trùng huyết chiếm 72,4%, có 33,3% tử vong trong hồi sức sau phẫu thuật. Thời gian nằm viện và thời gian nuôi tĩnh mạch dài hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ngoài tuổi sơ sinh, có bất thường giải phẫu đường tiêu hoá, mất hồi tràng, được đặt catheter trung ương, nuôi qua sonde hỗ trợ. Tỉ lệ tử vong cao hơn ở nhóm mất van hồi manh tràng, đại tràng không nguyên vẹn, ăn đường miệng trở lại muộn hơn, ngoài tuổi sơ sinh, mất hồi tràng, nằm hồi sức sau mổ lâu hơn, có hạ Na máu .

Kết luận: HCRN sau phẫu thuật cắt ruột non chủ yếu xảy ra ở giai đoạn sơ sinh.Các can thiệp nội ngoại khoa chưa thống nhất và chưa thường xuyên. Biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng huyết, ứ mật, hạ natri máu và rối loạn vận động ruột. Tỉ lệ tử vong còn cao dù đã có nhiều tiến bộ. Cần có phác đồ chăm sóc thống nhất và tích cực hơn trong điều trị HCRN trẻ em để cải thiện tiên lượng bệnh.

  

SUMMARY

 MANAGEMENNT OF SHORT BOWEL SYNDROME IN CHILDREN AFTER SMALL INTESTINE RESECTION IN HOSPITAL NHI DONG 1& 2 FROM  01/01/2005- 31/12/2007

 

Objectives: to determine the rate of clinical characteristics, supports and inteventional results of short bowel syndrome after small intestine resection.

Methods: Case series study.

Results: this study was conducted on 51 cases of pediatric hospital 1 and 2 from 1/1/2005-31/12/ 2007. Neonates were 84.3 %, most of them had abnormal GI anatomy. Ileal resection was approximately 88.4%, and stoma was mainly located at  jejunum. Parenteral nutrition supports seem to be inadequate, the use of  central venous catheters was unusual and proportion of early withdrawed was high due to infection. The introduction of oral feeding was delayed because of motility disorders. Medical and surgical managements have not been applied adequately and consitently. Significant complications are sepsis (95.3% in neonates and 100% in the others children) caused by Staphylococus coagulase -, Candida albicans, Klebsiella pneumoniae, cholestasis, hyponatremia and motility disorders. The mortality rate was 56.9% ,in which sepsis was 72.4%, and  33.3% post-operation children was died during intensive care period. Children with ileocecum valve resection, colon resection, out of neonatal period, abnormal GI anatomy, ileum resection, using central venous catheters and enteral nutrition required longer duration of hospitalization and parenteral support. Higher mortality was seen in patients with ileocecum valve resection, colon resection, delayed oral feeding, out of neonatal period, ileum resection, long stay in ICU and  hyponatremia.

Conclusions: Children SBS mainly occurs in neonatal period. Medical and surgical managements have not been applied adequately and consitently. Significant complications are sepsis, cholestasis, hyponatremia and motility disorders. The mortality rate was high in spite of recent improvements .It’s necessary to get a consensus and more active  protocol in clinical care to improve the outcome . 

  

(*)  :  Bệnh viện Nhi Đồng 2                                        

(**):  Đại học Y Dược TP HCM

 

Đăng bởi: BS Nguyễn Thị Thu Hậu

[Trở về]

Các tin khác