Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp trong sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài
Ngày đăng: 24/10/2013
Lượt xem: 12764
Tóm tắt
Nguyễn Minh Tiến*, Lâm Thị Thúy Hà*
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị hội chứng nguy kịch hô hấp cấp ở trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài tại khoa Hồi Sức Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/2008 đến 12/2009.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp.
Kết quả: Nghiên cứu 24 trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài biểu hiện hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, tuổi trung bình 5,3 tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, sốc sốt xuất huyết Dengue (độ III) chiếm 41,7%, sốc sốt xuất huyết Dengue nặng (độ IV) 58,3% và vào sốc sớm ngày 3,4 (66,7%). Biểu hiện lâm sàng hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS acute respiratory distress syndrome) bao gồm thở nhanh (100%), rút lõm ngực/co kéo (100%), tím tái (75%), co kéo cơ ức đòn chũm (29,2%), phập phồng cánh mũi (54,2%) và SpO2 tụt < 92% (91,6%), thiếu oxy máu với PaO2: 58,4 ± 6,6 mmHg, PaO2/FiO2 trung bình 115,2 ± 24,6. Tất cả trẻ đều được thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) áp lực trung bình 9,4 ± 1,6 cmH2O, FiO2: 85,2 ± 14,6%, với tỉ lệ thành công là 66,7%. Các trường hợp thất bại với CPAP được thở máy với chế độ kiểm soát áp lực, có 6 trường hợp phải huy động phế nang. Kết quả điều trị không có trường hợp tử vong, thời gian thở CPAP trung bình là 3,5 ngày, thời gian thở máy trung bình 7,2 ngày, thời gian nằm khoa Hồi Sức trung bình 10,8 ngày.
Kết luận: Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp ARDS là một trong các biến chứng quan trọng của sốc sốt xuất huyết Dengue, có thể đưa đến tử vong nếu không được điều trị hỗ trợ hô hấp thích hợp. Thở CPAP là biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn, đơn giản, dễ sử dụng, trong xử trí ARDS với tỉ lệ thành công tương đối cao. Giúp thở thông khí cơ học là biện pháp cuối cùng nếu được áp dụng thích hợp, sẽ giúp cứu sống nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết dengue biến chứng ARDS không đáp ứng với thở CPAP.
Từ khóa: Sốc sốt xuất huyết Dengue, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp.
Abstract
ACUTE RESPIRATORY DISTRESS SYNDROME IN PROLONGED DENGUE SHOCK SYNDROME
Nguyen Minh Tien, Lam Thi Thuy Ha
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 13 – 19
Objectives: To explore clinical, paraclinical and treatment profiles of acute respiratory distress syndrome (ARDS) due to prolonged dengue shock syndrome (DDS).
Methods: Case series study.
Results: 24 childrens having prolonged DDS complicated with acute respiratory distress syndrome had mean age of 5.3 years, youngest two year, DSS (grade III) 41.7%, severe DSS (grade IV) 58.3%, early onset of shock on 3rd – 4th day. Clinical manifestation of ARDS included tachypnea (100%), chest indrawing/retraction (100%), cyanosis (75%), sterno-cleido-mastoid muscle using (29.2%), nasal flare (54.2%), SpO2 < 92% (91.6%), hypoxemia with mean PaO2: 58.4 ± 6.6 mmHg, mean PaO2/FiO2 115.2 ± 24.6. All patients were given nasal continuous positive airway pressure (NCPAP) with mean airway pressure of 9.4 ± 1.6 cm H2O, FiO2: 85.2 ± 14.6%, with satisfactory rate of 66.7%. the patients who failed to NCPAP were ventilated with PC mode including 6 of them requiring alveolar recruitment procedure Result of treatment showed no death, mean duration of NCPAP of 3.5 days, average ventilation duration of 7.2 days, length of stay of 10.8 days.
Conclusions: ARDS is important one of complications prolonged DDS. Mechanical ventilation is final treatment for patients with DHF/DDS complicated severe respiratory failure unresponsive to oxygen through cannula or CPAP system, saving lives of them. Training doctors and nurses in provincial hospitals on mechanical ventilation helps rising care qualities for patients with DHF/DDS.
Key words: Dengue shock syndrome, acute respiratory distress syndrome.
Đăng bởi: Phòng Chỉ Đạo Tuyến
Các tin khác
Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng 13/02/2014