Điều trị bệnh Tay Chân Miệng biến chứng nặng
Ngày đăng: 13/02/2014
Lượt xem: 13003
Tóm tắt:
Nguyễn Minh Tiến
Mục tiêu: Mô tả các can thiệp điều trị ở trẻ bệnh tay chân miệng biến chứng nặng nhập khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh viện Nhi Đồng 1 trong thời gian từ tháng 12/05/2011 đến tháng 31/07//2011.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp
Kết quả: 111 trường hợp bệnh tay chân miệng biến chứng nặng, độ 3 (54,1%), độ 4 (45,9%), tuổi trung bình là 24,6 tháng tuổi, đa số dưới 3 tuổi (91,9%) Biến chứng suy hô hấp cần giúp thở thông khí cơ học (68,4%), biến chứng tuần hoàn sốc (35,1%), cao huyết áp (44,1%), đặc biệt có 3 trường hợp (2,7%) biểu hiện nhịp nhanh thất/rung thất. Điều trị bao gồm thở máy sớm (68,4%), hồi sức sốc theo lưu đồ, chống loạn nhịp nhanh thất/thất, lọc máu liên tục. Thời gian điều trị trung bình tại khoa Hồi sức là 5,2 ngày, có 16 (14,4%) trường hợp tử vong trong bệnh cảnh sốc kéo dài, suy hô hấp, hôn mê.
Kết luận: Cần trang bị cho các bệnh viện tỉnh các phương tiện hồi sức hiện đại về hô hấp, tuần hoàn, cũng như chuyển giao các kỹ thuật nâng cao, cần thiết như thở máy, đo huyết áp xâm lấn, độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung ương, để cứu sống nhiều hơn nữa các trường hợp bệnh tay chân miệng biến chứng nặng.
Từ khóa: Bệnh tay chân miệng, biến chứng nặng.
Abstract
MANAGEMENT OF HAND FOOT MOUTH DISEASE WITH SEVERE COMPLICATION
Nguyen Minh Tien* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 58 – 64
Objectives: To describe therapeutic interventions for children having hand foot mouth disease (HFMD) with severe complication admitted at PICU, Children’s Hospital 1 from May 2011 till July 2011.
Methods: Retrospective case series study
Results: 111 HFMD with severe complication consisted of grade 3 (54.1%), grade 4 (45.9%), mean age of 24.6 months old, most of them under 3 years (91.9%). Respiratory complication requiring mechanical ventilation accounted for 68.4%, cardiovascular complication included cardiopulmonary collapse, systemic arterial hypertension (44.1%), especially 3 cases (2.7%) developed ventricular tachycardia (VT), ventricular fibrillation (VF). Management of HFMD with severe complication composed of early mechanical ventilation, shock resuscitation by approved standard flowchart, antiarrhythmic drugs and defibrillation for VT/VF and continuous veno-venous hemofiltration. Average length of stay in PICU was 5.2 days, 16 cases died (14.4%) in condition of refractory shock, respiratory failure and deep coma.
Conclusions: Modern medical instruments for respiratory, circulatory resuscitation should be equipped for province hospitals as well as high techniques such as mechanical ventilation, monitor of IBP, should be handed over in order to save more children with HFMD with severe complication.
Key words: Hand Foot Mouth Disease, severe complication
Đăng bởi: Phòng Chỉ Đạo Tuyến
Các tin khác