Trẻ em có khả năng tự kiểm soát (self control) càng cao thì càng ít nguy cơ bị béo phì ở tuổi thành niên
Ngày đăng: 04/08/2010
Lượt xem: 7429
Kiểm soát cân nặng cần có sự tự kiểm soát (self control – khả năng tự kiểm soát cảm xúc, hành vi và sở thích)
Đối tượng tham gia nghiên cứu là 844 trẻ thuộc Viện Sức khỏe trẻ em và nghiên cứu phát triển con người. Đây là một nghiên cứu được phát triển theo chiều dọc để phát hiện hiệu quả của việc chăm sóc trẻ lên sự phát triển.
Khi trẻ được 9 tuổi, mỗi người chăm sóc chính - thường là mẹ - giáo viên sẽ hoàn thành bộ câu hỏi về Hệ thống kỹ năng xã hội. Bộ câu hỏi được thiết lập để đánh giá hành vi tích cực của trẻ và được tính tối đa 3 điểm (0 điểm là không bao giờ và 2 điểm là rất thường xuyên). Các câu hỏi liên quan đến khả năng tự kiểm soát (self control) để đánh giá các em dựa vào các yếu tố như:
Tự giác giữ gìn phòng ngủ/ nơi làm việc gọn gàng và sạch sẽ
Kiềm chế nóng giận khi tranh cãi với các trẻ khác
Hoàn thành nhiệm vụ trong trong khoảng thời gian hợp lý.
Không để ý đến sự phiền nhiễu của bạn bè khi làm bài tập trong lớp.
Các nhân viên y tế đo chiều cao và trọng lượng khi các em 10 tuổi và 15 tuổi. Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) được tính như sau: trọng lượng (kg) chia cho chiều cao theo mét vuông và chuyển đổi thành điểm z cụ thể cho độ tuổi và giới tính. Trẻ em với BMI điểm z trên 85th percentile được coi là thừa cân.
Theo tiêu chuẩn này, khoảng một phần ba (262) trẻ em ở độ tuổi 15 bị thừa cân. Tỉ lệ có khả năng tự kiểm soát (self control) ở những trẻ 9 tuổi trung bình là 1,2 so với 1,35 của 582 vị thành niên có cân nặng bình thường. Về phân tích hồi quy Poisson, nguy cơ tương đối 0,74. Điều này có nghĩa nhiều trẻ ở độ tuổi 9 tuổi có khả năng tự kiểm soát (self control) sẽ thừa cân khi 15 tuổi (P <0,001; 95% khoảng tin cậy, 0,56-0,98).
Thep Eli Tsukayama, MA, Đại học Pennsylvania, Philadelphia mối quan hệ này tiếp tục tồn tại "ngay cả khi kiểm soát về tuổi tác, giới tính, dân tộc, phát triển tuổi dậy thì, IQ, logarit của thu nhập theo tỷ lệ nhu cầu, tình trạng thừa cân ở bà mẹ, và tình trạng thừa cân ở những trẻ 10 tuổi". "Những trẻ em được đánh giá cao hơn 1 điểm trên 3 điểm được 26% ít có khả năng thừa cân khi ở tuổi thành niên." Hơn nữa, ngoài điểm thấp hơn về khả năng tự kiểm soát (self control), trẻ em thừa cân có nhiều khả năng là: nam, da đen, có chỉ số thông minh thấp hơn, có bà mẹ thừa cân, và đến từ một nền kinh tế xã hội thấp hơn.
Những trẻ em tăng cân nhanh khi họ bước vào tuổi niên thiếu có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề sức khỏe ở tuổi trưởng thành, do đó, xác định các yếu tố nguy cơ là rất cần thiết. Các yếu tố hành vi như khả năng tự kiểm soát (self control) đặc biệt thú vị bởi vì không giống như các yếu tố nguy cơ khác, họ có thể thay đổi được.
Ví dụ, trẻ em và cha mẹ giống nhau là có thể được huấn luyện để cam kết lựa chọn những việc có lợi cho sức khỏe bằng cách không giữ đồ ăn vặt ở nhà, và trẻ em được khuyến khích để có kế hoạch ăn vặt có lợi cho sức khỏe khi họ biết sự cám dỗ có thể dừng lại. Như tác giả viết: "Năng lực để chống lại ngay lập tức sự cám dỗ là một trong những mốc phát triển quan trọng nhất trong sự phát triển xã hội của trẻ em."
Các mẫu nghiên cứu đã không đại diện quốc gia, do đó, các kết quả có thể không được tổng quát trên toàn quốc. Các tác giả đã không đánh giá kiến thức dinh dưỡng của trẻ em, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn thực phẩm của họ, và khi đây không phải là một thử nghiệm ngẫu nhiên, có thể có một yếu tố làm xáo trộn khả năng tự kiểm soát (self control) lúc 9 tuổi mà có thể có kết quả trọng lượng khác biệt lúc 15 tuổi.
Tuy nhiên, mọi người có thể được hướng dẫn để có sự lựa chọn tốt hơn khi ăn. Những nhà nghiên cứu kết luận, trích dẫn từ cuốn sách của Tiến sĩ David Kessler, The End of Overeating: "sức mạnh để chống lại, cuối cùng thuộc về chúng ta."
Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh - DSTH.Nguyễn Thùy Thanh Thủy
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013