Bổ sung kẽm giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Ngày đăng: 07/06/2013
Lượt xem: 30085
Bổ sung kẽm giúp giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi trong những dân số có tỉ lệ trẻ ốm yếu và còi cọc cao.
Theo tiến sĩ Akash Malik từ Đại học Y Maulana Azad, New Delhi, Ấn Độ:
“Bác sĩ, đặc biệt là những người làm việc trong cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và trong khu vực thiếu kẽm phổ biến, nên xem xét dự phòng kẽm ngắn hạn".
"Trẻ em từ các nhóm kinh tế xã hội thấp và các thiệt thòi khác có khả năng bị thiếu dinh dưỡng và tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao có thể được hưởng lợi từ can thiệp này."
Bổ sung kẽm làm giảm tỷ lệ mắc phải và mức độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy, nhưng lợi ích của phòng bệnh ngắn hạn đã chỉ được chứng minh ở trẻ trên 12 tháng tuổi.
Tiến sĩ Malik và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược trong 2 tuần ở 272 trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi. 134 trẻ ở nhóm kẽm và 124 trẻ ở nhóm giả dược hoàn thành nghiên cứu. 19 trẻ ở nhóm kẽm và 26 trẻ ở nhóm giả dược được nghiên cứu can thiệp thêm 1 tuần nữa vì nhận thấy không tuân thủ ngay từ đầu.
Vào cuối 5 tháng, tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy giảm 39% ở nhóm kẽm so với nhóm chứng (6.007 so với 9.90 đợt trên mỗi trẻ một năm).
Trong phân tích phân nhóm, điều trị kẽm có liên quan đến việc giảm đáng kể trong tiêu chảy cấp (giảm 31%), tiêu chảy mãn tính (giảm 70%) và bệnh lỵ (giảm 97%).
Số ngày tiêu chảy tổng thể ở nhóm kẽm ít hơn 39% so với nhóm giả dược (trung bình, 10.10 ngày so với 23.19 ngày; p<0.001), và thời gian tiêu chảy mỗi đợt ở nhóm kẽm ngắn hơn 36% (trung bình, 3.60 ngày so với 5.34 ngày; p<0.001).
Tỷ lệ bệnh nhân trải qua nôn ói và táo bón (các tác dụng phụ chủ yếu) không khác biệt đáng kể giữa nhóm kẽm và nhóm giả dược.
Giới hạn chủ yếu của nghiên cứu này là chưa khảo sát được nồng độ kẽm trong huyết thanh để đánh giá tình trạng thiếu hụt và ảnh hưởng tiếp theo trên nồng độ kẽm trong huyết thanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây trong các dân số tương tự cho thấy có sự thiếu hụt kẽm phổ biến.
Hiện nay WHO khuyến cáo sử dụng kẽm hai tuần chỉ như là một bổ sung điều trị. Nghiên cứu hiện tại cho thấy các đợt kẽm dự phòng 2 tuần có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy đáng kể trong các tháng tiếp theo. Vì thế dự phòng kẽm trong 2 tuần có thể được giới thiệu như một can thiệp cộng đồng hiệu quả về chi phí để giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong các quần thể thiếu kẽm.
Rất khó để khuyến cáo mọi lứa tuổi khi chỉ dựa trên một nghiên cứu đơn độc. Tuy nhiên 20 mg kẽm được chấp thuận bởi WHO và nhận thấy an toàn cho trẻ trên 6 tháng. Khởi đầu dự phòng lúc 6 tháng tuổi là quan trọng nhất, vì nhóm tuổi 6 – 11 tháng chịu gánh nặng tiêu chảy lớn nhất.
Tác giả nói thêm “Rất cần thiết để chỉ ra các dân số thiếu kẽm và tiến hành các nghiên cứu tương tự ở các dân số như thế. Ví dụ WHO xem các dân số có tỷ lệ còi cọc > 20% là thiếu kẽm. Cần thực hiện các nghiên cứu cao hơn quan tâm đến liều và thời gian bổ sung kẽm để làm cơ sở bằng chứng mạnh mẽ cung cấp được cho các nhà hoạch định chính sách.
Nguồn: http://www.medscape.com/viewarticle/805285
Đăng bởi: DS. Quang Ánh Nguyệt
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013