Dị ứng thức ăn
Ngày đăng: 23/07/2010
Lượt xem: 13119
Dị ứng thức ăn là gì?
Khoảng 5% trẻ bị dị ứng thức ăn. Trẻ có thể bị dị ứng thức ăn nếu như trẻ có những triệu chứng dị ứng sau xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi ăn:
? Sưng môi, lưỡi, miệng.
? Tiêu chảy hay nôn ói.
? Phát ban.
? Đỏ da kèm ngứa (nhất là khi trẻ bị chàm).
Những triệu chứng ít gặp hơn:
? Đau họng
? Nghẹt mũi, chảy mũi hay hắt hơi.
Hiếm hơn, trẻ có thể có triệu chứng nặng đe dọa tính mạng khởi phát đột ngột (gọi là phản ứng phản vệ):
? Khó thở.
? Khó nuốt
? Trụy tim mạch.
? Thay đổi tri giác (bứt rứt, lú lẫn hay mê).
Khi trẻ bị chàm hay suyễn trước đây, trẻ dễ bị dị ứng với thức ăn hơn những trẻ không có các bệnh lý này. Dị ứng thức ăn có thể gây nên các cơn suyễn, đau nửa đầu hay đau bụng ở những trẻ tiền sử bị suyễn, đau nửa đầu và đau bụng tái phát. Những trẻ nầy đồng thời có các biểu hiện dị ứng đã liệt kê ở trên.
Dị ứng thức ăn có tính di truyền. nếu bố mẹ hay anh chị em trong nhà bị dị ứng thức ăn, trẻ cũng có thể bị dị ứng thức ăn.
Tại sao lại bị dị ứng với thức ăn?
Cơ thể trẻ bị dị ứng tạo ra kháng thể chống lại một số thức ăn. Khi trẻ ăn phải thức ăn gây dị ứng, có 1 phản ứng giữa kháng thể và thức ăn. Phản ứng nầy tạo nên những hóa chất (ví dụ Histamine) gây nên các biểu hiện trên.
Dị ứng có tính di truyền. Nếu bố hay mẹ bị dị ứng trẻ có khả năng bị dị ứng cao hơn (40%) so với trẻ bố và mẹ không bị dị ứng. nếu cả bố và mẹ bị dị ứng thì khả năng trẻ bị là 75%. Đôi khi trẻ bị dị ứng cùng loại thức ăn với bố mẹ.
Thức ăn gây dị ứng thường gặp nhất là gì?
Nguyên nhân thường gặp nhất là đậu phụng. ở trẻ nhỏ, trứng và sữa là nguyên nhân thường gặp. Đậu phụng, trứng, sữa bò và sữa đậu nành và lúa mì chiếm trên 80% nguyên nhân gây dị ứng thức ăn. Cùng với cá, tôm, cua, sò và đậu các chất nầy chiếm trên 95% nguyên nhân gây dị ứng.Chocholate, dâu, cà chua và bắp hiếm khi gây dị ứng.
Con bạn sẽ hết dị ứng thức ăn?
Hơn phân nữa trẻ bị dị ứng thức ăn trong năm đầu tiên sẽ hết dị ứng khi trẻ được 2-3 tuổi. một số dị ứng với thức ăn như sữa sẽ hết nhanh hơn. Khoảng 3 -4% trẻ dị ứng với sữa bò, ít hơn 1% sẽ bị dị ứng suốt đời. dị ứng với đậu, cá, tôm cua, sò thường kéo dài.
Chẩn đoán dị ứng thức ăn bằng cách nào?
Thực hiện các bước sau để xem trẻ có bị dị ứng thức ăn không và xác định loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ.
1. Ghi nhận những triệu chứng và thức ăn trẻ ăn gần đây.
Nếu bạn biết chính xác loại thức ăn gây dị ứng, hãy bắt đầu từ bước 2. Nếu bạn không biết chính xác, hãy ghi nhận thức ăn và triệu chứng của trẻ trong 2 tuần. bất kỳ thời điểm nào trẻ có triệu chứng, ghi nhận thức ăn trẻ đã ăn cuối.
Sau 2 tuần, xem trẻ có ăn loại thức ăn nào giống nhau những vào ngày trẻ có triệu chứng. phản ứng cũng tùy thuộc vào lượng thức ăn mà trẻ ăn, vì vậy có thể bạn thấy không trùng khớp giữa thức ăn và triệu chứng.
Phản ứng dị ứng vơí thức ăn có thể nặng khi trẻ có dị ứng với những chất khác trong môi trường như phấn hoa. Vì vậy dị ứng với thức ăn có thể nhiều lên trong mùa phấn hoa.
2. Ngưng thức ăn gây dị ứng 2 tuần.
Ghi nhận tất cả triệu chứng mà trẻ có trong thời gian nầy. Nếu bạn loại bỏ đúng những thức ăn gây dị ứng, trẻ sẽ không còn triệu chứng. Đa số trẻ cải thiện trong vòng 2 ngày, hầu hết cải thiện trong 2 tuần không ăn thức ăn gây dị ứng.
3. Cho trẻ ăn những thức ăn nghi ngờ dị ứng trở lại.
Lưu ý không bao giờ thực hiện điều nầy khi trẻ đã có phản ứng nặng với thức ăn.
Được gọi là “thử”, mục đích để khẳng định thức ăn nghi ngờ gây dị ứng đúng là nguyên nhân. Cho trẻ dùng 1 lượng nhỏ thức ăn mà bạn nghi ngờ. Triệu chứng dị ứng sẽ xuất hiện trong khoảng 10 phút đến 2 giờ. Nhớ gọi cho bác sĩ trước khi bạn thực hiện điều nầy.
Thử nghiệm ở da hay xét nghiệm máu cũng có thể cho biết loại thức ăn trẻ bị dị ứng.
ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG NHƯ THẾ NÀO:
Tránh cho trẻ ăn những thức ăn gây dị ứng.
Điều nầy giúp trẻ không có triệu chứng. Nếu trẻ đang bú mẹ, ngưng cho trẻ ăn đến khi trẻ hết bú mẹ. Dị nguyên của thức ăn có thể được hấp thu và vào trong sữa mẹ. Đừng ngần ngại khi cần ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
Tránh những thức ăn cùng nhóm với thức ăn gây dị ứng.
Một số trẻ dị ứng với 2 hay nhiều loại thức ăn. Đôi khi là thức ăn cùng nhóm.điều nầy thường xảy ra ở những trẻ dị ứng với cỏ phấn hương. Nhưng trẻ nầy thường dị ứng với dưa hấu, dưa đỏ, dưa bơ ruột xanh, và những thức ăn khác trong nhóm bí đỏ. Trẻ bị dị ứng với đậu phụng có thể bị dị ứng với đậu nành và những loại đậu khác. Hầu hết dị ứng với các loại đậu không có mối liên quan với nhau. Ví dụ nếu trẻ dị ứng với đậu của cây óc chó, có thể không dị ứng với các đậu khác.
Nếu chỉ có phát ban và ngứa, cho Benadryl 4 lần một ngày cho đến khi hết triệu chứng được 12 giờ.
Cung cấp chất thay thế cho bất kỳ vitamin hay khoáng chất nào bị mất do hạn chế thức ăn gây dị ứng.
Thông thường việc loại bỏ 1 chất từ chế độ ăn thường không gây nên vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu bạn loại bỏ 1 nhóm thức ăn lớn. Bạn cần đảm bảo con bạn nhận được tất cả những dưỡng chất trẻ cần từ những nguồn thức ăn khác. Ví dụ nếu bạn không cho trẻ ăn bơ, sữa vì dị ứng, con bạn phải cần cung cấp vitamin D và can-xi từ nguồn thức ăn khác hay từ thuốc. Hỏi bác sĩ về vần đề nầy.
Nếu phản ứng với thức ăn nhẹ, trẻ có thể ăn lại thức ăn trong khoảng 6 tháng.
Nhiều dị ứng thức ăn chỉ tạm thời. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, cho trẻ thử lại thức ăn mỗi 6 tháng cho đến khi trẻ 3 tuổi. nếu trẻ vẫn còn phản ứng với thức ăn ở mỗi lần thử, đưa trẻ đến 1 chuyên gia dị ứng trước khi bạn loại bỏ vĩnh viễn loại thức ăn đó.
Chú ý không bao giờ thực hiện điều nầy khi trẻ đã có phản ứng nặng với thức ăn. Nên tránh dùng thức ăn mà trẻ có phản ứng nặng. bạn nên có 1 bộ dụng cụ cấp cứu với ống tiêm đã có sẵn Epinephrine.
Phòng ngừa dị ứng thức ăn như thế nào?
Nếu gia đình có dị ứng thức ăn, bạn có thể làm cho tình trạng nầy khởi phát muộn hơn nếu như bạn cẩn thận trong chế độ ăn. Nếu được, hãy cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ 1 tuổi. Mẹ trẻ cũng tránh dùng sữa, đậu phụng hay trứng trong thời gian nầy. Nếu trẻ không thể bú mẹ, cho trẻ dùng sữa thủy phân protein hay sữa đậu nành.
Đối với trẻ dễ bị dị ứng, không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng. Cố gắng tránh sữa, đậu phụng, chế phẩm từ đậu nành, trứng, cá, lúa mì trong năm đầu tiên. Tránh đậu phụng và cá trong 2 năm đầu.
Khi nào phải gọi ngay bác sĩ.
Gọi cấp cứu khi:
- Trẻ có biểu hiện nặng như khò khè, ho, khó thở, tiêu tiểu không tự chủ hay cảm giác thắt nghẹn ở ngực, họng.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi:
- Bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng.
- Bạn muốn kiểm tra để xác định loại thức ăn mà bạn đang nghi ngờ trẻ bị dị ứng.
- Bạn có những thắc mắc hay những vấn đề đang làm bạn quan tâm.
Đăng bởi: Khoa cấp cứu lưu
Các tin khác
Giúp trẻ phát triển chiều cao 29/02/2024
Chế độ dinh dưỡng ngày Tết mùa Covid 02/02/2022
Các loại sữa dành cho trẻ non tháng 06/02/2020
Chế độ ăn cho trẻ sinh non có gì đặc biệt 29/01/2020
Dinh dưỡng cho trẻ ngày nắng nóng 21/02/2019
Dinh dưỡng ngày Tết và những điều cần lưu ý 06/02/2019