Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chuyển từ OPV (vắc xin bại liệt dùng đường uống) sang IPV (vắc xin bại liệt bất hoạt): Có phải chúng ta đi sau những Lịch trình của Mỹ Latinh? (phần 3)

Ngày đăng:  13/07/2010

 
Lượt xem: 7074

Năm 2003, WHO công bố hướng dẫn cho những quốc gia không thể chuyển từ OPV sang lịch trình IPV, có nghĩa là nước không có những điều kiện để những bệnh nhân chuyển đổi từ OPV sang lịch tiêm IPV. Nếu chúng ta xem xét những vấn đề đã công bố và xem xét rõ ràng hơn những gì đang xảy ra ở Costa Rica, chúng tôi tìm thấy kết quả thú vị. Có bốn loại quốc gia mà WHO không khuyên bạn nên chuyển sang IPV:

 

  • Các nước gần đây đã hoặc đang có vùng bệnh bại liệt, hoặc có liên hệ gần với những vùng như vậy. Costa Rica báo cáo trường hợp cuối cùng của bại liệt hoang dã trở lại trong năm 1973, đây là lý do tại sao đất nước này được xác nhận cùng với toàn vùng châu Mỹ vào năm 1994. Về mặt địa lý, Costa Rica không phải là gần với một đất nước mà vi rút hoang dã hiện đang lưu hành;
  • Các nước sử dụng Chương trình Tiêm chủng mở rộng (EPI) của WHO về lịch tiêm phòng thường quy (tức là liều tại 6, 10 và 14 tuần). Kể từ khi EPI bắt đầu năm 1976, Costa Rica đã sử dụng lịch 2-4-6-tháng cho tiêm phòng ban đầu, đó là một lý do tại sao nước này bị loại trừ khỏi điều kiện này;
  • Các quốc gia mà sự chủng ngừa thường quy bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (DTP) có độ bao phủ dưới 90%. Độ bao phủ ở Costa Rica đã hơn 90% kể từ năm 1996, và năm 2008, độ bao phủ là 93%;
  • Các quốc gia nhiệt đới đang phát triển. Phân loại này hơi mơ hồ và lý do bao gồm cả điều kiện này là bởi vì các nước này có các đặc điểm sau: nguy cơ cao bị xâm nhập; không đủ thông tin về chuyển đổi huyết thanh IPV bằng cách sử dụng WHO / EPI lịch trình tiêm chủng thường quy (xem lịch 6-10-14-tháng ); OPV có nguồn gốc từ virus đang lưu hành do miễn dịch của IPV trong đường ruột thấp; vấn đề hoặc thách thức trong công thức, chất bảo quản, các chi phí và khó khăn trong việc ra chính sách lâu dài để đánh giá tính khả dụng và dự đoán.

Nếu chúng ta phân tích mỗi một nước cụ thể theo mô tả của WHO, thì Costa Rica không có những đặc điểm nào trong số đó. Có lẽ nên có một cuộc thảo luận về các điều kiện được mô tả trong điểm các quốc gia nhiệt đới đang phát triển, nhưng sự hỗ trợ của chính phủ Costa Rica, loại bỏ khả năng Costa không có chính sách dài hạn. Dựa vào điều này, Costa Rica là một quốc gia đáp ứng các đặc tính cần thiết để chuyển từ OPV sang IPV.

Nhờ sự hướng dẫn của WHO, hôm nay 60 quốc gia đã thay đổi chính sách tiêm phòng chống bại liệt và bây giờ họ đang sử dụng lịch tiêm chủng cơ bản với IPV, các nước thuộc tất cả các châu.

Bình luận của chuyên gia

Vắc xin bại liệt đường uống (OPV)

OPV bao gồm vi rút sống-suy yếu của ba kiểu huyết thanh. OPV đã rất hiệu quả, và sự xuất hiện của nó đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tiêu diệt các virus hoang dã trên thế giới. OPV đã được sử dụng ở Costa Rica, nhưng những kiến thức hiện nay cho thấy nó có những điểm bất lợi nhiều hơn thuận lợi.

Trong các văn bản sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số các rủi ro phát sinh từ việc tiếp tục sử dụng OPV tại Costa Rica.

Bại liệt liên quan đến vắc xin (VAPP):

Trường hợp này lần đầu tiên được công nhận vào năm 1962. Các tác dụng phụ của vi rút từ liều uống đầu tiên có thể dự đoán được. Vi rút Sabin tái tạo trong ruột của cá nhân có khả năng miễn dịch, trong vòng một khoảng thời gian giới hạn và vi rút bại liệt được bài tiết ra tối đa là 30-60 ngày. Trong thời gian này, vài chủng vắc-xin suy yếu đột biến nhanh chóng và vi rút thay đổi do các cơ chế như: đột biến, tái sắp xếp và những phân tử thay đổi liên tục. Một số vi rút với khả năng phát triển cao hơn, do đó, lựa chọn tự nhiên và bài tiết phụ thuộc vào cá nhân chủng ngừa. Những phiên bản khác do đột biến trong thời gian sao chép của vi rút  trong vắc-xin ở người là nguyên nhân của bại liệt liên quan đến vắc xin.

Theo định nghĩa của WHO, Bệnh bại liệt liên quan đến vắc xin là những bệnh phát sinh sau khi bệnh nhân chủng ngừa 7 đến 30 ngày, hoặc tiếp xúc gần gũi với người sau chủng ngừa 7 đến 60 ngày. Căn cứ vào chính sách tiêm chủng hiện nay, WHO ước tính rằng gánh nặng VAPP là 250-500 trường hợp mỗi năm. Hoa Kỳ ước tính mỗi 750,000-900,000 liều có một trường hợp VAPP. Na Uy , Anh và xứ Wales mỗi 400.000 liều có một trường hợp VAPP, trong khi Ấn Độ 143.000. VAPP cũng có thể bị khi tiếp xúc gần gũi với người nhận OPV. 

 Nguồn: www.medscape.com

Xin xem tiếp phần 4

 

Đăng bởi: Ds.Hoàng Thùy Linh

[Trở về]

Các tin khác