Bấm vào hình để xem kích thước thật

Phương pháp hồi sức tim-phổi ở trẻ nhỏ

Ngày đăng:  16/04/2010

 
Lượt xem: 43387

 

CPR (Cardiopulmonary resuscitation: phương pháp hồi sức tim phổi) là một quy trình cấp cứu được thực hiện ở trẻ bị ngưng tim, ngưng thở do ngạt nước, chết đuối, tắc ngẽn khí quản hoặc chấn thương. CPR là sự kết hợp của:

 

  • Thông khí/ hà hơi thổi ngạt, nhanh chóng cung cấp oxy đến phổi của bé
  • Bóp tim ngoài lồng ngực, giúp hồi phục tuần hoàn máu ở trẻ
Nếu quá trình tuần hoàn máu ngưng lại có thể làm tổn thương não và gây tử vong chỉ trong vòng vài phút, chính vì thế bạn nên không nên dừng lại cho trừ khi trẻ có dấu hiệu hồi phục tim, trẻ có thể tự thở hoặc khi cớ sự trợ giúp của nhân viên y tế
 
Lưu ý:
CPR giúp duy trì sự sống, nhưng bạn cần được tham gia một khóa huấn luyện chuyên biệt để có thể thực hiện phương pháp này. Tài liệu hướng dẫn này chỉ nhằm giới thiệu những khái niệm cơ bản nhất về CPR chứ không thể thay thế một khóa huấn luyện kết hợp với thực hành dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia
Tất cả quý vị phụ huynh và những ai trực tiếp chăm sóc trẻ nên tìm hiểu phương pháp hồi sức tim phổi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là những kiến thức quý báu không thể thiếu dành cho những bậc làm cha mẹ
Thời gian là yếu tố rất quan trọng khi xử lý cấp cứu trẻ bị ngưng tim ngưng thở. Thông thường, tổn thương não sẽ xuất hiện sau 4 phút và dẫn đến tử vong từ 4 đến 6 phút sau đó
 
Nguyên nhân:
Các nguyên nhân chính gây ngưng tim ngưng thở ở trẻ em bao gồm:
  • tắc ngẽn khí quản
  • ngạt nước (chết đuối)
  • sốc điện
  • chảy máu ồ ạt
  • chấn thương vùng đầu hoặc chấn thương nặng
  • Bệnh lý phổi
  • Ngộ độc
  • Ngạt thở
Triệu chứng:
  • không thở
  • sờ không thấy mạch
  • bất tỉnh
 
Những thao tác sơ cấp cứu dựa trên hướng dẫn của Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ:
  1. Kiểm tra khả năng phản ứng của trẻ, lắc hoặc vỗ nhẹ và quan sát xem bé có thể cử động hay phát ra âm thanh hay không (rên rỉ, khóc..). hãy hỏi to rằng: “ Con có ổn không?” hoặc “ Nói cho mẹ (ba, chú, cô…) biết con thấy thế nào?”
  2. Nếu trẻ không có phản ứng, hãy la to để xin trợ giúp. Hãy nhờ ai đó gọi ngay cấp cứu. Không để trẻ một mình để đi gọi cấp cứu. Trong trường hợp không có ai xung quanh, bạn hãy hiện phươgn pháp hồi sức CPR cho trẻ trong khoảng 2 phút rồi mới gọi cấp cứu
  3. Cẩn thận khi đặt trẻ nằm ngửa. Nếu trẻ có nguy cơ bị chấn thương cột sống, phải có 2 người di chuyển nhắm tránh phần đầu và cổ của bé bị lúc lắc
  4. Mở lối thông khí. Đẩy đầu trẻ hơi ngửa ra phía sau bằng cách dùng một tay nhẹ nhàng nâng cằm bé, tay kia ấn nhẹ vào phần trán
  5. Quan sát, lắng nghe và cảm giác hơi thở của trẻ.Hãy ghé sát tai bạn vào gần miệng và mũi của trẻ, chú ý nhìn xem những cử động của lồng ngực. Dùng má để kiểm tra làn hơi của bé
  6. Nếu đứa trẻ không tự thở được:
-          Nhẹ nhàng áp miệng bạn trùm lên cả miệng và mũi của trẻ
-          Cách làm khác là chỉ dùng miệng của bạn trùm phần mũi của bé, tay bạn giữ phần miệng bé đóng chặt lại
-          Nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi nên kéo dài trong vòng một giây và phải đảm bảo làm cho lồng ngực trẻ phồng lên
  1. thực hiện bóp tim ngoài lồng ngực
-          Đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa ngựa nằm về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú một tí. Tránh ấn nhầm do đặt tay quá sâu về phía dưới của ngực
-          Bạn hãy đặt tay còn lại lên trán trẻ, vẫn giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau
-          Ấn xuống và tạo một áp lực ép sâu khoảng từ 1/3 -1/2 ngực trẻ
-          Ấn khoảng 30 lần. Sau mỗi lần ấn, hãy để cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường trước khi thực hiện lần ấn tiếp theo. Hãy ấn “nhanh” và “mạnh”, tránh gián đoạn. Đếm nhanh mỗi khi bạn ấn xuống ; “1,2,3….29,30, hết”
  1. Hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần nữa và nên làm cho lồng ngực phồng lên
  2. Tiếp tục thực hiện CPR . Bóp tim ngoài lồng ngực ( ấn 30 lần) và hà hơi thổi ngạt (2 hơi) sau đó lặp lại trong vòng 2 phút
  3. Sau 2 phút, nếu đứa trẻ vẫn chưa thể tự thở bình thường được, không ho, không có bất kỳ một cử động nào. Hãy để trẻ nằm yên rồi chạy đi gọi cấp cứu (trong trường hợp chỉ có một mình bạn tại hiện trường)
  4. Tiếp tục lặp lại quy trình hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi có dấu hiệu sống hoặc có sự trợ giúp của nhân viên y tế
Nếu đứa trẻ bắt đầu tự thở trở lại, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế hồi sức và nhớ thường xuyên quan sát kiểm tra hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho nhân viên y tế
 
Những điều KHÔNG nên làm:
  • Kiểm tra đường thở, nâng cằm trẻ, đặt đầu hơi nghiêng, kiểm tra để chắc chắn rằng lưỡi của trẻ không chèn khí quản, Nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống, kéo nhẹ hàm về phía trước nhưng tuyệt đối không di chuyển đầu hoặc cổ. Giữ cho miệng bé không ngậm lại
  • Nếu trẻ có dấu hiệu tự thở bình thường, có thể ho được hoặc cử động được. Không thực hiện phương pháp bóp tim ngoài lồng ngực vì nó có thể làm cho tim trẻ ngưng đập
  • Không kiểm tra mạch trừ khi bạn là nhân viên y tế
Gọi cấp cứu:
  • Nếu xung quanh bạn có người, hay nhờ một người đi gọi cấp cứu, bạn hoặc người nào đó sẽ thực hiện CPR
  • Nếu chỉ có một mình bạn với đứa bé, hãy la thật lớn để cầu cứu và bắt đầu thực hiện CPR. Sau 2 phút thực hiện phương pháp CPR, nếu chưa có ai đến trợ giúp, hãy gọi xe cấp cứu. Bạn có thể cõng đứa trẻ cùng đi đến buồng điện thoại gần nhất (trừ trường hợp nghi ngờ trẻ bị chấn thương cột sống)  
Phòng ngừa:
 
Không giống ở người lớn, CPR thường được chỉ định trong cấp cứu nhồi máu cơ tim, hầu hết các trường hợp cần đến CPR ở trẻ nhỏ xuất phát từ 1 tai nạn có thể phòng ngừa trước
 
Đừng bao giờ đánh giá thấp những điều một đứa bé có thể làm được. Trẻ con luôn linh động và hiếu kỳ hơn so với bạn nghĩ, không nên suy nghĩ rằng “nó bé thế, không thể làm được được chạm được cái này, không thể bò xa được…. Đừng bao giờ đặt trẻ ở một mình trên giường, trên bàn hoặc những mặt phẳng khác khiến trẻ có thể bị lăn hoặc lộn nhào dẫn đến chấn thương. Hãy luôn nhớ sử dụng dây thắt an toàn khi đặt trẻ ngồi trên ghế cao, trên xe máy hoặc xe đẩy. Không để trẻ một mình trên võng hoặc những chiếc nôi lưới hình chữ A ( nôi có thể đung đưa như cái võng).
 
Bắt đầu dạy con bạn nghĩa của câu lệnh “ ĐỪNG CHẠM VÀO CÁI NÀY”. Bài học sớm nhất về sự an toàn là làm quen với từ “ KHÔNG”
 
Chọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Đừng trao cho trẻ những loại đồ chơi quá nặng hoặc dễ vỡ. Nhớ đừng quên kiểm tra những đồ chơi nhỏ, đồ chơi có những phần bị mất, đồ chơi có những cạnh sắc nhọn, tìm cho ra những cục pin trong đồ chơi bị thất lạc và bất kỳ đồ chơi nào bạn nghi ngờ có thể chứa đựng mối nguy hiểm cho trẻ
 
Thiết lập một môi trường an toàn và giám sát trẻ một cách kỹ lưỡng, đặc biệt những khu vực xung quanh vùng có nước ( sông, ao, hồ, vũng ….thau chậu, luy nước trong nhà) và những không gian có nhiều vật dụng trong nhà. Giữ những chất hoá học độc hại, những chất tẩy rửa trong tủ có khóa và đặt ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ. Bạn cần chú ý đến những mối nguy hiểm trong nhà như: ổ điện, bề mặt bếp, lò, tủ thuốc y tế ….chúng luôn thu hút sự quan tâm của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách đặc biệt
 
Để giảm thiểu tỉ lệ tai nạn gây ngạt cho trẻ, hãy chắc chắn rằng những vật như nút áo, hạt bắp rang, pin đồng hồ, tiền xu, trái nho, hạt đậu …nằm xa tầm với của con trẻ. Hãy ngồi cùng con bạn trong các bữa ăn, phòng khi trẻ bị sặc. Đặt trẻ ở tư thế ngồi thẳng, không để trẻ bò vòng quanh, hay uống nước trực tiếp từ chai trong lúc đang ăn
 
Không bao giờ cột, đeo núm vú giả, đồ trang sức, xâu chuỗi , vòng ...hoặc bất kỳ thứ gì khác quanh cổ hoặc cổ tay của trẻ con 
 

Đăng bởi: CN. Phạm Lê Thiên Ngữ - Khoa Vi Sinh ( Nguồn: MdConsult)

[Trở về]

Các tin khác

Ngất ở trẻ 06/11/2011