Darbepoetin làm giảm truyền tế bào máu ở trẻ sinh non
Ngày đăng: 24/06/2013
Lượt xem: 12143
Tiêm tác nhân kích thích tạo hồng cầu (ESA), đặc biệt là darbepoetin alfa (Darbe), có thể loại trừ hoặc giảm nhu cầu truyền tế bào máu ở trẻ sinh non. (Theo tạp chí Pediatrics xuất bản trên mạng ngày 17/6).
Bác sĩ Robin K. Ohls, từ bộ môn Nhi - đại học New Mexico, Albuquerque, và các cộng sự đã tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên bao gồm 102 trẻ sinh non ở 4 trung tâm y tế ở vùng cao của New Mexico, Utah, và Colorado. Các nghiên cứu truyền máu đã không được tiến hành trước đó ở các trung tâm đặt tại vùng cao, nơi mà việc tiêu thụ oxy nhìn chung là gia tăng.
Để đánh giá liệu Darbe có làm giảm truyền máu ở trẻ sinh non, các nhà nghiên cứu phân ngẫu nhiên (mù) các trẻ vào 1 trong 3 nhóm: erythropoietin (Epo) 400 U/kg, tiêm dưới da 3 lần 1 tuần; Darbe 10 μg/kg, tiêm dưới da 1 lần 1 tuần cùng với 2 liều giả dược 2 lần khác trong tuần; hoặc giả dược cả 3 liều 1 tuần trong 35 tuần. Trẻ từ 48 giờ tuổi trở lên, cân nặng lúc sinh từ 125 đến 500 g, được tiến hành từ giữa tháng 7/2006 đến tháng 5/2010.
Các nhà nghiên cứu tính liều Darbe và Epo dựa trên nghiên cứu cân nặng và hiệu chỉnh hàng tuần để cho thể tích tương đương (0.1 mL/kg trọng lượng cơ thể). Thuốc bị từ chối nghiên cứu đối với một số tình trạng lâm sàng, như lượng bạch cầu trung tính thấp hơn 500/μL, và tán huyết trở lại, hoặc bị tạm ngưng trong trường hợp co giật, tắc động mạch, hoặc nếu cao huyết áp hay thiếu hụt bạch cầu trung tính. Tất cả trẻ đều được bổ sung sắt, folat, vitamin E.
Bất kỳ sự truyền máu nào cũng dựa theo kết quả thí nghiệm và phác đồ truyền máu giới hạn và tiêu chuẩn hoá được sử dụng ở đại học New Mexico.
Các trẻ trong nhóm Darbe và Epo được truyền máu ít hơn đáng kể (P= .015) và có các đợt gặp người tài trợ ít hơn đáng kể (P= .044) so với các trẻ ở nhóm giả dược (Darbe, 1.2 ± 2.4 lần truyền và 0.7 ± 1.2 người tài trợ trên 1 trẻ; Epo, 1.2 ± 1.6 lần truyền và 0.8 ± 1.0 người tài trợ trên 1 trẻ; giả dược, 2.4 ±2.9 lần truyền và 1.2 ± 1.3 người tài trợ trên 1 trẻ).
Thêm vào đó, 59% trẻ điều trị Darbe và 52% trẻ điều trị Epo không nhận lần truyền máu nào so với 38% trẻ ở nhóm giả dược. Trẻ điều trị Darbe và Epo có sự thay đổi cao hơn đáng kể về lượng hồng cầu lưới toàn phần (P= .001) và dung tích hồng cầu (P= .001) so với trẻ ở nhóm giả dược.
Giữa các nhóm có sự tương tự về phản ứng có hại (rất nhỏ), bệnh và tử vong (2 chết ở nhóm Darbe, 1 ở nhóm Epo, 3 ở nhóm giả dược).
Đây là nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiên đa trung tâm có đánh dấu đầu tiên về sử dụng Darbe sớm cho trẻ sinh non và là nghiên cứu đầu tên về sử dụng tác nhân kích thích tạo hồng cầu cho trẻ sinh non mà đem đến kết quả làm giảm đáng kể việc tiếp xúc nhà tài trợ và số lần truyền máu.
Mặc dù số lần truyền máu giảm trong 20 năm qua, các trẻ có cân nặng lúc sinh cực kỳ thấp vẫn còn nhận điển hình từ 3 đến 5 lần truyền máu, làm cho trẻ có thể bị tấn công bởi các nguy cơ nhiễm trùng nhỏ có thể đo lường được, phản ứng khi truyền máu, hoặc các bệnh liên quan đến truyền máu.
Tác giả kết luận: “Darbe với liều hàng tuần cung cấp hiệu quả không cần truyền máu cho hơn 50% trẻ điều trị, trong bối cảnh bằng chứng về các nguy cơ có thể xảy ra khi truyền máu đang gia tăng”.
Đăng bởi: DS. Quang Ánh Nguyệt
Các tin khác
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 5 / 2013 21/08/2013
THÔNG TIN THUỐC THÁNG 6 / 2013 21/08/2013