Bấm vào hình để xem kích thước thật

Những thay đổi của trẻ lúc chào đời

Ngày đăng:  24/05/2010

 
Lượt xem: 10309

 

Phổi và hệ thống tuần hoàn

 Khi còn trong bụng mẹ, bào thai “thở” được nhờ vào sự trao đổi khí oxy và CO2  từ quá trình tuần hoàn của người mẹ thông qua nhau thai. Hầu hết , máu không lưu thông qua lá phổi đang phát triển của bé mà di chuyển đến tim rồi chảy đi khắp cơ thể

 

Khi lọt lòng, 2 lá phổi của bé chứa đầy nước ối và không căng phồng. Đứa bé sẽ tự thở hơi đầu tiên trong vòng 10 giây sau khi ra đời, nghe giống tiếng thở hổn hển, nguyên nhân do hệ thần kinh trung ương phản ứng lại với thay đổi đột ngột của nhiệt độ và môi trường

Một số thay đổi về hoạt động của phổi và hệ thống tuần hoàn sẽ xuất hiện ngay sau khi dây rốn được cắt đi và em bé có thể tự thở lần đầu

  • Lượng oxy tại phổi tăng lên làm giảm lưu lượng máu di chuyển ngược về phổi
  • Khả năng chống chảy máu tại các mạch máu trong cơ thể trẻ cũng được cải thiện
  • Hệ thống hô hấp giúp đẩy lượng nước ối trong phổi bé ra ngoài
  • Phổi của đứa bé căng phồng lên và bắt đầu tự thân vận động, thổi oxy vào máu và lọc bỏ CO2 qua hơi thở

 Sự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể:

 Cơ thể của một bào thai đang phát triển sinh ra lượng nhiệt nhiều gấp đôi ở người lớn. Lượng nhiệt này được làm dịu bớt đi khi máu lưu thông qua nhau thai rồi đi vào hệ thống tuần hoàn của người mẹ. Một phần nhiệt lượng nhỏ được loại bỏ qua lớp da của bào thai, nước ối và vách tử cung.

Sau khi sinh, lượng nhiệt trong cơ thể của bé bắt đầu mất đi. Các thụ thể trên da trẻ bắt đầu phát đến não những thông điệp cảnh báo rằng “cơ thể em bé đang lạnh”. Từ đó, một nhiệt lượng được sinh ra do phản ứng run rẩy của cơ thể và nhờ đốt cháy một lượng mỡ đặc biệt tích trữ trong mô mỡ chỉ có ở bào thai và trẻ mới sinh.

 

GAN

Trong thời kỳ bào thai, gan có chức năng như một kho tích trữ đường (glycogen) và sắt. Sauk hi sinh, gan bắt đầu đảm nhận thêm nhiều chức năng khác :

  • Sản xuất ra một số yếu tố đông máu
  • Bắt đầu chu trình tiêu hủy những chất thải của cơ thể, như các tế bào hồng cầu dư thừa
  • Sản xuất ra một loại protein giúp tiêu loại bỏ billirubin, nếu lượng billirubin không đươc đào thải đúng cách sẽ dẫn đến hội chứng chứng vàng da sơ sinh

BỘ MÁY TIÊU HÓA

Hệ thống tiêu hóa vẫn không thực hiện đầy đủ mọi chức năng mãi cho đến sau khi đứa bé được sinh ra đời. Trong khi còn ở trong bụng mẹ, bào thai thực hiện quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng qua nhau thai

 Giai đoạn sau của thai kỳ, bào thai sản xuất ra một loại chất thải sệt có màu xanh lá hoặc đen gọi là “phân su”. Đây là một thuật ngữ y học dành riêng để mô tả phân của trẻ sơ sinh ở những lần đi tiêu đầu tiên. Phân của bé là  một hỗn hợp của nước ối, chất nhầy, lông tơ ( tức những sợi lông mịn phủ trên người trẻ sơ sinh), một ít mật, các tế bào biểu bì và các tế bào đường ruột. Trong một vài trường hợp, em bé thải phân ngay khi vẫn còn ở trong tử cung của người mẹ

 TIẾT NIỆU

Trong quá trình phát triên bào thai, thận bắt đầu sản suất nước tiểu  từ tuần thứ 9 -12 của thai kỳ. Sau khi chào đời, đứa bé đi tiểu thường xuyên trong vòng 24 đầu tiên. Đó là thời điểm thận bắt đầu đảm nhận vai trò duy trì sự cân bằng nước và chất điện giải của cơ thể

Tốc độ máu lọc qua qua thận ( tốc độ lọc cầu thận) tăng mạnh sau khi sinh và trong 2 tuần đầu tiên. Cứ như thế, thận cần một khoảng thời gian để ổn định tốc độc lọc. Nếu so sánh với người lớn, khả năng loại trừ lượng muối dư (sodium), khả năng cô đặc hoặc làm loãng nước tiểu ở trẻ sơ sinh kém hẳn so với người lớn. Tuy nhiên, chức năng này sẽ được cải thiện từng ngày trong suốt quá trình lớn lên của bé

 HÊ THỐNG MIỄN DỊCH

Hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển từ ngay trong giai đoạn bào thai và tiếp tục hoàn thiện hơn trong những năm đầu tiên sau khi bé ra đời. Tử cung là một môi trường tương đối vô khuẩn, nhưnng ngay sau khi sinh, cơ thể của cậu/cô bé bắt đầu tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và những chất có nguy cơ gây bệnh trong môi trường bên ngoài. Mặc dù trẻ sơ sinh rất dễ bị tấn công bởi các bệnh nhiễm trùng nhưng chính hệ thống miễn dịch cũng có thể tạo ra những đáp ứng miễn dịch giúp cơ thể chống lại những vi sinh vật gây bệnh    

Trẻ sơ sinh nhận được một lượng kháng thể có sẵn từ người mẹ giúp bảo vệ cơ thể trước những bệnh nhiễm trùng. Cho trẻ bú sữa mẹ cũng là một phương phát giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ

DA

Da của trẻ sẽ thay đổi theo chiều dài của thai kỳ, những trẻ sinh non thiếu tháng sẽ có làn da rất mỏng, có thể nhìn thấy cả những mạch máu bên dưới da. Ngược lại, ở trẻ sinh đủ ngày đủ tháng sẽ có một làn da dầy hơn

 Những điểm đặc trưng ở da trẻ sơ sinh:

  • Có một loại lông mịn hay còn gọi là lông tơ phủ lên da của bé, đặc biệt đối với trẻ sinh non. Những lông này sẽ tự biến mất trong vòng vài tuần lễ đầu tiên
  • Một chất giống sáp, dầy gọi được gọi là chất “gây” phũ trên bề mặt da của bé. Đây là chất bảo vệ bào thai khi tiếp xúc với nước ối trong tử cung. Chất bã sẽ được làm sạch trong lần đầu tiên tắm bé.
  • Da bé có thể bị nứt, bong tróc trông rất bẩn nhưng cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Làn da của bé sẽ trở nên hoàn chỉnh hơn trong những ngày tiếp theo

Một số thay đổi khác:

  • Xuất hiện những nốt đỏ trên da, những nốt đỏ này tồn tại và biến mất trong vòng vài tháng
  • Những chấm trắng nổi trên trên gò má và mũi , tạo thành bởi một loại protein gọi là keratin, và chúng sẽ biến mất trong những tuần đầu tiên
  • Có thể nổi lên những vết bớt có màu xanh xám hoặc nâu ở vùng mông hoặc lưng của bé, phần lớn ở những bé có làn da sẫm
  • Những mạch máu bị căng ra trong quá trình sinh nở làm xuất  hiện những đốm nhỏ màu đỏ trên trán, trên mi mắt, phía sau cổ hoặc vùng trên môi mà dân gian thường gọi là “bướu máu”. Những đốm đỏ này sẽ tự lặn trong vòng 18 tháng

Đăng bởi: Thiên Ngữ ( Nguồn Mdconsult)

[Trở về]

Các tin khác