Mổ thận nước nội soi ở trẻ em
Ngày đăng: 16/07/2010
Lượt xem: 9069
Trước nhập viện, bé thường bị những cơn đau bụng âm ỉ hành hạ, tiểu đau và đi đứng khó khăn. Các bác sĩ đã mổ tạo hình lại hệ thống khúc nối bể thận - niệu quản bị hẹp. Sau mổ, hiện bé đã ổn định, tự đi lại được, hết đau bụng và chuẩn bị xuất viện. Điểm mới ở ca mổ là các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật mổ nội soi sau phúc mạc (vùng hông lưng) thay cho mổ nội soi vào bằng đường ổ bụng.
Theo ThS.BS Phạm Ngọc Thạch - khoa thận niệu Bệnh viện Nhi Đồng 2, trước đây khi có chỉ định mổ, thận nước thường được mổ mở, hậu phẫu nhiều ngày hơn. Lợi điểm của phương pháp nội soi là không gây ảnh hưởng đến các tạng trong ổ bụng, mất ít máu, bệnh nhi ít đau và hồi phục sớm, thời gian hậu phẫu gần bằng phân nửa cách mổ mở thông thường.
Bác sĩ Thạch cho biết thêm ở trẻ em hầu hết các trường hợp thận nước là bẩm sinh mà nguyên nhân phần lớn do bệnh lý hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, thường gặp ở bé trai hơn bé gái, có thể bị một hoặc cả hai bên. Trong trường hợp thận ứ nước nhẹ, thường trẻ không biểu hiện triệu chứng gì, chỉ tình cờ phát hiện qua siêu âm.
Tuy nhiên, cần theo dõi định kỳ mỗi 3 hoặc 6 tháng bằng siêu âm để có thể có hướng can thiệp ngoại khoa kịp thời nếu mức độ ứ nước tăng lên độ 2, độ 3 làm ảnh hưởng đến chức năng thận. Đối với các trường hợp thận nước nặng thường biểu hiện dưới dạng khối u ở bụng, đau bụng, nhiễm trùng tiểu, tiểu máu. Ngoài ra, một số bất thường cũng hay đi kèm trong bệnh lý hẹp khúc nối là thận
Thận ứ nước nếu phát hiện trễ hoặc điều trị muộn thì chức năng thận sẽ giảm dần, dẫn đến mất chức năng hoàn toàn. Do đó, các bậc cha mẹ nên lưu ý và đưa bé đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa niệu nhi khi thấy con em mình có những triệu chứng trên.
Đăng bởi: Bs Trương Anh Mậu (Khoa Ngoại-Bv NĐ2)
Các tin khác
Thót tim vì tò mò chế tạo pháo! 19/12/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 12/2024 04/12/2024