Bấm vào hình để xem kích thước thật

Tâm lý tuổi vị thành niên

Ngày đăng:  14/12/2020

 
Lượt xem: 16613

Thời kỳ vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổi trưởng thành, là tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ cả về thể chất lẫn tinh thần có thể dẫn đến những hành vi đáng tiếc nếu không có sự thông cảm, hướng dẫn, can thiệp kịp thời của gia đình và nhà trường.

  • Sự mất cân bằng tạm thời về tâm lý : do đặc điểm của hệ thần kinh và nội tiết đang phát triển, trẻ vị thành niên dễ mất cân bằng về tâm lý và cảm xúc dễ nổi nóng, khó khăn trong việc kiểm soát dễ bị kích động gây ra những phản ứng không mong muốn.

 

  • Được trang bị về mặt sinh lý như một người trưởng thành nhưng lại được định hướng bằng những phản ứng rất trẻ con, trong cơ thể trẻ luôn có 2 luồng suy nghĩ đối kháng nhau : 1 bên muốn bảo tồn những đặc quyền tuổi thơ ấu, 1 bên lại thích sử dụng ưu thế của người trưởng thành nên trẻ có những hành động và cư xử khiến phụ huynh khó xử. Các thế hệ thường không tìm thấy tiếng nói chung, trẻ rất thường hay phản kháng đối với cha mẹ và người lớn.

 

  • Sự nhạy cảm về giới và cảm xúc giới tính : trẻ mong muốn được quan tâm nhiều hơn, tuổi này rất dễ tự ái luôn mong muốn có 1 người nào đó ( không phải bố mẹ ) để nói chuyện tâm tình chia sẻ những cảm giác vui buồn. Tuổi này rất quan tâm đến bản thân bên ngoài của mình, một khiếm khuyết nhỏ của cơ thể cũng trở thành 1 bi kịch, rất cực đoan trong cảm xúc yêu ghét.

 

Làm thế nào có thể nhận biết sớm trẻ vị thành niên có vấn đề ?

1/Rối loạn ăn uống

Béo phì, chán ăn, nhịn ăn thường gặp ở các bé gái. Rối loạn ăn uống còn gặp ở trẻ bị  trầm càm, bị lạm dụng tình dục.

 

2/Trầm cảm

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm:

  • Chán nản kéo dài
  • Mất quan tâm, hứng thú
  • Cảm giác mình vô dụng
  • Cảm giác mình không có giá trị
  • Cảm thấy tội lỗi/có thái độ tiêu cực về bản thân
  • Khả năng tập trung trí/ nhớ kém
  • Có ý nghĩ về cái chết hoặc tự tử
  • Hay khóc
  • Chậm chạp hoặc ủ rũ

 

3/  Tự tử

Nhận diện các dấu hiệu của nguy cơ tự tử:

  • Những câu nói:

“ Sẽ không còn làm phiền ai nữa đâu!”

“ Chả còn gì quan trọng cả!”

“Thôi, mọi việc đều vô ích thôi!”

“Chẳng còn gặp ai nữa đâu mà nói…”

  • Những hành động:

Hành động sắp xếp mọi vật dụng cá nhân theo thứ tự

Viết nhật ký rằng sẽ tặng những món quà mình yêu quý cho gia đình, người thân, bạn bè

Dọn dẹp phòng ốc sạch sẽ một cách bất thường

Hành động như để trả ơn bố mẹ

 

Phụ huynh làm gì khi phát hiện trẻ có vấn đề ?

  • Cần  động viên trẻ thực hiện các hoạt động từng hứng thú trước đây cho dù hiện tại mất đi hứng thú với những hoạt động này
  • Cần duy trì giấc ngủ đều đặn: Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giờ, tránh ngủ quá nhiều
  • Duy trì các hoạt động thể chất đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt
  • Chú ý đến những dấu hiệu, ý tưởng tự sát: Đảm bảo luôn có người giám sát và môi trường an toàn
  • Liên lạc với chuyên gia tham vấn tâm lý học đường, chuyên gia tâm lý lâm sàng hoặc bác sĩ tâm thần để được tư vấn, can thiệp tâm lý và hỗ trợ về thuốc.

 

Mọi thông tin tư vấn và đặt hẹn Quý phụ huynh vui lòng liên hệ: 028 2212 7171 - Khoa Tâm lý để được hỗ trợ.

 

Đăng bởi: Thúy Nguyễn

[Trở về]

Các tin khác