Thuốc làm giảm tổn thương do chấn thương não
Ngày đăng: 20/10/2019
Lượt xem: 4537
Một nghiên cứu đa quốc gia cho thấy rằng nhiều trường hợp tử vong do chấn thương não có thể ngăn ngừa được bằng cách dùng thuốc không đắt tiền trong những giờ đầu sau khi tổn thương đầu,
Đồng tác giả nghiên cứu, Ian Roberts- Giáo sư thử nghiệm lâm sàng của trường, London School of Hygiene & Tropical Medicine nói :” chấn thương não có thể xảy đến với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, cho dù đó là một tai nạn như là tai nạn xe hơi hoặc đơn giản rơi xuống cầu thang Chúng tôi tin rằng nếu kết quả của chúng tôi được thực hiện rộng rãi, chúng sẽ thúc đẩy cơ hội sống sót cho người bị chấn thương não ở cả nước thu nhập cao và thu nhâp thấp trên toàn thế giới.”
Trong nghiên cứu này, ,các nhà nghiên cứu đã đánh giá việc sử dụng acid tranexamic (TXA), ngăn ngừa chảy máu ở trong não bằng cách ức chế phân huỷ cục máu đông, ở các bệnh nhân bị chấn thương não.
Có 12,000 bệnh nhân tại 175 bệnh viện ở 29 quốc gia hoặc là dùng TXA tĩnh mạch hoặc là dùng giả dược.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng điều trị với TXA trong vòng 3 giờ sau khi bị chấn thương não giảm được nguy cơ tử vong. Lợi ích lớn nhất ở bệnh nhân bị chấn thương não nhẹ và vừa (giảm tử vong 20%) , trong khi đó lợi ích sống còn chưa được thấy rõ ở bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng
Thêm vào đó, chưa có bằng chứng cho thấy tác dụng phụ có hại và không thấy sự gia tăng thương tật ở những người sống sót mà đã nhận điều trị TXA.
Roberts nói trong bản tin của trường rằng” Chúng ta đã biết rằng thực hiện thuốc tranexamic nhanh chóng có thể cứu nhiều mạng sống cho bệnh nhân bị chảy máu đe doạ mạng sống ở ngực hay ở bụng, như chúng ta thường thấy ở nạn nhân bị tai nạn giao thông, súng bắn hoặc bị đâm.”
Kết quả mới cực kỳ thú vị này cho thấy rằng điều trị TXA sớm cũng cắt tử vong ở chấn thương đầu. Đó là bước đột phá quan trọng và là thuốc đầu tiên bảo vệ thần kinh cho bệnh nhân chấn thương đầu.”
Kết quả được công bố ngày 15 tháng 10 trên The Lancet
Đăng bởi: ĐD Liên Kim (theo London School of Hygiene & Tropical Medicine)
Các tin khác
Ai có nguy cơ bị COVID -19 cao nhất? 26/06/2020