BỆNH TIÊU CHẢY – NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT
Ngày đăng: 14/04/2009
Lượt xem: 8036
Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ngày
BỆnh tiêu chẢy là gì ?
Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ngày
Tiêu chảy là bệnh có thể lây lan thành dịch và gây tử vong nếu không được phát hiện và bù nước kịp thời.
Làm thẾ nào đỂ nhẬn biẾt bé cỦa bẠn có bỊ mẤt nưỚc vì bỆnh tiêu chẢy không ?
v Không mất nước hay còn gọi là mất nước nhẹ
- Lượng nước mất được tính khoảng dưới 5% trọng lượng cơ thể lúc trẻ khỏe mạnh.
à Cho trẻ uống nhiều nước và tiếp tục cho ăn khi bị tiêu chảy.
§ Trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100 ml dung dịch ORS sau mỗi lần tiêu chảy
§ Trẻ từ 2 – 10 tuổi uống 100 – 200 ml dung dịch ORS sau mỗi lần tiêu chảy
§ Trẻ trên 10 tuổi uống dung dịch ORS theo yêu cầu của trẻ
- 1 số dung dịch tương đương tại nhà có thể thay thế dung dịch ORS
§ Nước mặn ngọt: 1 muỗng cà phê nhỏ muối + 6 muỗng cà phê nhỏ đường + 1 lít nước
§ Nước dừa muối: 1 muỗng cà phê nhỏ muối + 1 lít nước dừa
- Khoảng cách giữa hai lần tiêu chảy cho uống:
· Nước trái cây
· Nước rau luộc
· Nước súp
· Nước đun sôi để nguội
v Có mất nước:
- Lượng nước mất khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể lúc trẻ khỏe mạnh.
- Dấu hiệu nhận biết: có ít nhất 2/4 dấu hiệu sau:
§ Vật vã, kích thích
§ Mắt trũng
§ Uống háo hức, khát
§ Dấu véo da mất chậm
à Cho trẻ uống dung dịch ORS liên tục trên 4h
- Bà mẹ cho trẻ uống bằng muỗng cà phê, mỗi 1 – 2 phút / thìa. Nếu bé ói, ngưng 5 – 10 phút, sau đó tiếp tục cho uống nhưng chậm hơn, mỗi 2 – 3 phút / thìa
v Mất nước nặng: có ít nhất 2/4 dấu hiệu sau:
§ Li bì, khó đánh thức
§ Mắt trũng
§ Không uống đuợc, uống kém
§ Dấu véo da mất rất chậm
Đăng bởi: ĐD PHẠM THỊ MỸ HẠNH – Khoa Dịch Vụ 2
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018