Bấm vào hình để xem kích thước thật

PHẪU THUẬT 1 TRƯỜNG HỢP PHÌNH TÂM NHĨ HIẾM GẶP

Ngày đăng:  03/10/2014

 
Lượt xem: 7261

Tuần qua, đơn vị phẫu thuật tim mạch BVNhi Đồng 2 vừa phẫu thuật 1 trường hợp phình tâm nhĩ phải hiếm gặp. Bệnh nhi nam, 7 tuổi, nhà ở Đắc Nông, nhập viện cấp cứu vì khó thở và sốt với chẩn đoán của tuyến cơ sở là viêm phổi , theo dõi có bệnh tim bẩm sinh đi kèm. Siêu âm ban đầu tại phòng cấp cứu cho thấy có 1 khối dịch rất lớn bao bọc quanh tim làm nghĩ tới bé bị tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều.

Với bệnh cảnh như vậy, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định được chọc dẫn lưu màng tim để giải áp cấp cứu. Tuy nhiên, sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy bệnh cảnh chèn ép tim cấp của bé không tương ứng với lượng dịch thấy được trên siêu âm; do đó bé đã được khảo sát kỹ hơn với CTSCan ngực. Đúng như băn khoăn của các bác sĩ, trên phim CTScan của bé cho thấy có 1 tổn thương phình tâm nhĩ phải rất lớn gây chèn ép tim chứ không phải là do dịch như siêu âm khảo sát thấy. Bệnh nhi đã được lên lịch phẫu thuật sau đó chứ không làm thủ thuật chọc màng tim. Kết quả phẫu thuật cho thấy, sau khi mở xương ức và màng ngoài tim, các bác sĩ tìm thấy tâm nhĩ phải của tim bé dãn thành 1 túi phình khổng lồ, chiếm gần trọn trung thất giữa, đè ép phần lớn các cấu trúc còn lại của tim. Các bác sĩ đã hút về được khoảng 500 ml máu từ túi phình, cắt hết các phần bất thường của túi phình và tái tạo lại phần thành tâm nhĩ bình thường cho tim bé. Hai ngày sau mổ, bé tự ngồi dậy được, ăn uống tốt, hết khó thở, các chỉ số huyết động học ổn định, tim trở về nhịp xoang bình thường.

Hình ảnh bóng tim rất lớn, dễ lầm với tràn dịch am2ng tim lượng nhiều

Tâm nhĩ lúc mở ngực

Sau khi hút máu và phục hồi tâm nhĩ

Bác sĩ Chìu Kín Hầu và Hồ Văn Anh Dũng, phẫu thuật viên chính, cho biết theo y văn, phình tâm nhĩ ở trẻ lớn và thanh niên là 1 tổn thương rất hiếm gặp, nguyên nhân vẫn chưa được hiểu rõ, tổn thương được gọi là bẩm sinh nếu không có bất kỳ bệnh tim nào khác đi kèm. Riêng trường hợp này, nếu không được khảo sát kỹ có thể nhầm với 1 tràn dịch màng ngoài tim lượng nhiều, dẫn đến hướng điều trị chọc dẫn lưu, điều này rất nguy hiểm khi bệnh nhân đang ở phòng cấp cứu, chưa được chuẩn bị kỹ cho 1 ca mổ tim hở vì phẫu thuật cho loại bệnh này đòi hỏi phải được tiến hành dưới tuần hoàn ngoài cơ thể mà chỉ có một vài bệnh viện có. Ngoài ra, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, túi phình có thể tạo huyết khối gây tắc mạch não nếu là túi phình nhĩ trái hoặc thuyên tắc phổi đối với túi phình nhĩ phải.

Đăng bởi: BS.CK1 Trương Anh Mậu, khoa ngoại

[Trở về]

Các tin khác