Bấm vào hình để xem kích thước thật

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM TRONG NHỮNG NGÀY TẾT- CÁCH XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA (Phần cuối)

Ngày đăng:  27/01/2009

 
Lượt xem: 9367

Chấn thương do tai nạn giao thông: trong những ngày Tết trẻ thường được bố mẹ chở đi chúc Tết hoặc đi chơi, do mật độ giao thông dày đặc là một trong những nguyên nhân gây tai nạn. Nhiều bố mẹ chở con không chú ý để trẻ ngủ gật hay gặp phương tiện lưu thông ẩu va chạm sẽ làm các bé ngã và bị chấn thương.

Khi đó cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xảy ra sự cố để trẻ được chăm sóc tốt nhất. Phòng ngừa: khi chở con đi du xuân, bố mẹ cần tuân thủ tốt luật giao thông, cho trẻ ngồi trên ghế riêng, có dây an toàn buộc ngang người đề phòng bé ngủ gật.

   Bị bỏng do điện, nước sôi: những ánh đèn nhấp nháy để trang trí trên các cây mai, đào rất dễ lôi kéo trẻ khám phá; nếu những dây điện này bị hở thì đó là một nguy cơ cao cho sự an toàn của trẻ. Bình thủy đựng nước sôi, ấm trà nóng pha sẵn đặt trên bàn chờ đón khách cũng là những nguyên nhân gây bỏng cho nhiều trẻ trong mùa Tết. Triệu chứng và hướng xử trí: nếu trẻ bị bỏng điện thì ngắt ngay nguồn điện, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu bị bỏng nước sôi thì cần sơ cứu ngay tại chỗ bằng cách làm giảm nhiệt độ chỗ bé bị bỏng (rửa vùng bị bỏng dưới vòi nước) rồi dùng khăn hay vải sạch để băng vùng da này lại, sau đó đưa bé đến bậnh viện để được điều trị. Phòng ngừa: luôn để mắt đến trẻ, không cho trẻ chạm vào dây điện, không để bình trà, bình thủy ở tầm mắt, tầm với của trẻ mà nên để ở nơi an toàn.

   Hạ đường huyết: ngày Tết là những ngày mà các bậc phụ huynh thường cho trẻ vui chơi thoải mái với suy nghĩ "học cả năm chơi có mấy ngày không sao". Vì vậy, có không ít trẻ mê chơi điện tử quên cả ngủ và bỏ cả bữa ăn. Một số trẻ đã ngồi chơi nhiều giờ liền mà không ăn uống gì nên dễ bị hạ đường huyết. Ngoài ra, có một số trẻ bị "bỏ đói" do bố thì nghĩ mẹ đã cho ăn còn mẹ lại nghĩ bố đã cho ăn. Việc bị "bỏ đói" cũng có thể khiến bé bị hạ đường huyết. Triệu chứng và hướng xử trí: trẻ bị hạ đường huyết thường có biểu hiện chóng mặt, vã mồ hồi, tay chây lạnh ngắt, hoặc thậm chí ngất xỉu. Cần nới lỏng quần áo, cho trẻ nằm đầu bằng (không gối), uống ngay một ly nước ấm pha đường, khi trẻ đã tỉnh thì cho trẻ ăn một chén cháo hay súp nóng. Phòng ngừa: nên duy trì lịch ăn uống hàng ngày cho trẻ một cách nghiêm túc. Có thể cho trẻ vui chơi nhiều hơn thường ngày một chút nhưng phải đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ đêm.

   Ngoài những bệnh và tai nạn nêu trên, ở trẻ em còn có thể gặp một số bệnh trong những ngày lạnh cuối năm như quai bị, thủy đậu, viêm màng não. Bệnh quai bị, thủy đậu ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ lây lan cho những người trong gia đình và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và học hành của các cháu. Hiện tại đã có vắc xin phòng ngừa hai bệnh này.

   Trẻ trẻ bị viêm màng não thường có các triệu chứng sốt, ói, bỏ bú, kích thích, quấy khóc, bức rức, hay nhức đầu (nếu trẻ lớn có thể nói được). Các phụ huynh cần nghi ngờ trẻ có thể bị viêm màng não khi thấy trẻ có sốt kèm bỏ bú, nôn ói liên tục, co giật, li bì, cổ cứng hoặc thóp phồng. Khi nghi ngờ cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Đăng bởi: BS CKII. TRỊNH HỮU TÙNG - PHÓ TRƯỞNG PHÒNG KHTH

[Trở về]

Các tin khác

Tắc ruột vì  14/01/2021