Khủng hoảng tâm lý sau phẫu thuật
Ngày đăng: 02/03/2012
Lượt xem: 9190
Câu hỏi:
Em có 2 bé trai , đứa anh to khỏe bao nhiêu thì đứa em hơn 4 tuổi ốm yếu , bị suy dinh dưỡng , hay bị té, nặng nhất là năm rồi bé trợt té phải mổ khuỷu tay 2 lần . Sau đó bé sợ bệnh viện , bác sĩ , hay lo lắng, sợ sệt ( trước đó thích gặp bác sĩ, không sợ chích ngừa , không sợ thuốc đắng , ngủ đêm cười hoài).... , bây giờ chở bé ra khỏi nhà là bé chỉ chịu đi chơi hà . Tâm lí cả nhà em sau nhiều chuyện xảy ra với bé cũng rất căng thẳng .
Vết mổ ở khuỷu tay của bé , giờ còn 1 vết sẹo mổ tròn đường kính cỡ 1,5cm , cùng vài sẹo mỏng dài khác. Em không biết , ở độ tuổi của bé có thể trị sẹo bằng pp thẩm mỹ được chưa , và nên trị ở đâu cho an toàn .
Dây thắng lưỡi của bé hơi ngắn, bé đang tập luyện âm . Em không biết nếu phải "cắt dây thắng lưỡi" cho bé thì qui trình ra sao, điều trị, ăn uống, thuốc men sao nữa .
Làm sao cho bé không hoảng sợ nữa, đêm nằm không mớ khóc . Làm sao để cả nhà em có thể đi qua chuyện này một cách nhẹ nhàng hơn !
Em chân thành cảm ơn !
Trả lời:
Chị Mỹ Lan thân mến,
Khủng hoảng, chấn động hay sang chấn tâm lí ở trẻ nhỏ là 1 vấn đề tưởng chừng như nhỏ mà lại không nhỏ. Rất tiếc, vấn đề này lại ít được sự quan tâm và chú ý đúng mức của nhiều phía. Qua những biểu hiện chị mô tả ở trên thì chúng tôi cho rằng cách tốt nhất hiện thời là chị phải đưa bé đến phòng khám tâm lý ( cổng A số 14 Lý Tự Trọng, Q1) của bệnh viện để được các chuyên gia tư vấn và giúp xử lý tình huống nan giải của chị và bé.
Về vấn đề sẹo ở tay bé thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố , trong đó yếu tố cơ địa bị sẹo lồi là rất quan trọng và vì nếu xử lý không khéo thì bé có thể bị sẹo lại và có khi còn phì đại to hơn. Cách tốt nhất hiện nay theo chúng tôi là chị cần massage chỗ sẹo của bé với 1 số thuốc có tác dụng làm mềm da như Contractubex hay Ticarlox trong vòng 3-6 tháng. Sau đó chị nên cho bé khám lại tại bệnh viện để các bác sĩ quyết định thêm hướng xử trí nào là tốt nhất.
Dây dính thắng lưỡi là 1 tật bẩm sinh có thể ảnh hương đế phát âm của trẻ nhưng không phải trường hợp nào cũng cần cắt. Chị nên cho bé khám phòng khám tai mũi họng để các bác sĩ khám lại và quyết định có nên cắt hay không.
Thân ái
Trả lời bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại
Các tin khác
Gãy xương lồi cầu ngòa 14/05/2016
Phẫu thuật lõm ngực 12/05/2016
Nhọt tụ mủ vùng da đầu 11/05/2016
Rốn lồi và khối phồng ở bẹn ở trẻ 2 tháng 09/05/2015
Bé 5 tháng tia tiểu nhỏ hơn lúc trước 07/05/2015
Tinh hoàn ẩn 2 bên ở trẻ 8 tháng 04/05/2015