Bé không ăn được khi bị té gãy răng ?
Ngày đăng: 10/12/2011
Lượt xem: 24874
Câu hỏi:
Chào bác sỹ. Tôi có bé trai tròn 3 tuổi, cháu có tiền sử nổi mề đay theo thời tiết và hiện đang sống ở Hà Nội. Cách đây 2 tuần cháu bị nổi mề đay nhưng khác với lần nổi trước, các lần trước nổi là các mảng nổi màu đỏ bì bì và to bằng lòng bàn tay nhưng lần này nổi có những mụn li ti cũng tập trung chủ yếu ở mu bàn tay, khuỷu tay, tôi có cho cháu đi khám và vẫn được kết luận là nổi mề đay theo thời tiết, tôi đã cho cháu uống Glora và hiện đã khỏi. Tuy nhiên sau thời gian khỏi một tuần tại chỗ nổi mề đay có những mụn li ti nổi bị bong tróc da giống như kiểu bong tróc sau khi bị rôm xẩy.Xin hỏi bác sỹ việc bong tróc da của con tôi có phải là do hậu quả của việc nổi mề đay vừa rồi, tôi phải cho cháu uống bổ sung chất gì để khỏi bị bong tróc da và làm thế nào để bệnh dị ứng thời tiết của cháu khỏi hoàn toàn? Hiện nay cháu cao 96cm và nặng 14,6kg. chiều cao cân nặng có ở mức bình thường hay ở tình trạng phát triển dưới mức bình thường?Rất mong nhận được hồi âm của bác sỹ.Trân trọng cảm ơn.Xin chào Bác sĩ,Con tôi đến nay đã được 02 tuổi, lúc bé được 18 tháng trong một lần chơi đùa vô tình răng cửa của bé bị gãy phân nửa (1/2 răng), trước đó bé ăn uống rất được, nhưng sau khi răng bị gãy khoảng 2-3 tuần là bé không thể cắn thức ăn (chuối, bắp, ..) được bằng răng cửa nữa, và cũng kể từ đó răng của bé có hiện tượng hư dần sang các răng bên. Tôi rất lo lắng nên đã dẫn bé đi khám nhiều nơi ở Bình Dương nhưng các nơi đều bảo bé còn nhỏ nên không làm gì được cả. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi cách nào không, vì hiện tại răng như thế nên bé ăn uống rất khó khăn (mọi thứ phải cắt nhỏ đủ bỏ vào miệng chứ bé không thể cắn được) và tôi rất lo ảnh hưởng đến lợi của bé. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Tôi chân thàn cảm ơn! Trinh Vo
Trả lời:
Bạn Trinh Vo thân,
-Theo thư bạn mô tả, răng cửa của bé bị gãy phân nữa thân răng trong 1 lần chơi đùa. Như vậy răng cửa của bé đã bị lộ tủy răng, do đó bé sẽ rất đau khi thức ăn chạm phải tủy răng (Tủy răng gồm dây thần kinh và mạch máu để nuôi dưỡng và cho cảm giác cho răng).
Điều trị lộ tủy răng có 2 cách:
·Nếu bé hợp tác trong điều trị thì BS Nha khoa sẽ gây tê lấy tủy, trám bít ống tủy.
·Nếu bé không hợp tác được thì chỉ còn cách phải nhổ chiếc răng đó. Cả 2 cách đều sẽ giúp bé hết đau khi ăn uống.
-Sâu răng là kết quả của thức ăn còn đọng lại trên các mặt răng, vi khuẩn trong miệng sẽ lên men thức ăn đó và tác động hủy hoại dần cấu trúc của răng (men do vi khuẩn tạo ra là 1 loại acid). Do đó để ngăn ngừa sâu răng, chúng ta phải chải răng thật sạch ngay sau khi ăn, dùng chỉ tơ nha khoa lấy sạch thức ăn giữa các kẽ răng.
-Khi có răng bị sâu, cần phải được đưa đến Phòng khám Nha khoa để được trám răng ngay. Sâu răng không phải là 1 bệnh lây nhiễm, nhưng chúng ta thường thấy có nhiều răng bị sâu ở liền kề nhau, đó là do khi 1 chiếc răng bị lỗ sâu mà không đi chữa trị kịp thời thì thức ăn sẽ đọng lại nhất là ở các mặt tiếp giáp giữa các răng dẫn đến nhiều răng bị hư.
-Trẻ dưới 12 tuổi: Nên đưa đi khám răng định kỳ 3-4 tháng 1 lần.
-Trẻ trên 12 tuổi, người lớn: Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
-Không nên cho bé ngậm bình sữa uống rồi ngủ. Sau khi uống sữa, nên dùng gạc sạch tẫm nước chín lau sạch các mặt răng… để tránh sữa đọng lại trên răng dẫn đến sâu răng.
Chúc sức khỏe và hạnh phúc. Thân
Trả lời bởi: BS.Lưu Đình Trứ - TK.RHM
Các tin khác
Dị tật sứt môi hở hàm ếch 16/08/2013
Lỗ tai bên to bên nhỏ 26/10/2012
Khi nào có thể phẩu thuật hở hàm ếch cho trẻ 24/10/2012
Mắt bé liên tục đỗ ghèn 27/06/2012
Điều trị mắt lác 06/11/2011
Tuổi nào trẻ có thể cắt Amiđan 15/10/2011
U nhú thanh quản 03/10/2011