Điều trị u máu ở trẻ nhỏ 3 tuổi?
Ngày đăng: 12/11/2011
Lượt xem: 15815
Câu hỏi:
Tôi có câu hỏi nhờ bs trả lời giúp tôi: Tôi có một bé gái 3 tuổi, bé bị bệnh bướu máu ở trên má trái to khoảng 0.5cm. lúc bé được hai tuần thì phát hiện một chấm đỏ trên má đi khám bs bảo bị bướu máu. Từ đó tới giờ tôi bôi thuốc cho bé nhưng không bớt. Xin bs tư vấn giúp tôi. trường hợp phải làm phẫu thuật thì mấy tuổi là thích hợp, chi phí khoảng bao nhiêu?
Trả lời:
Chào chị,
U máu là khối u lành tính bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em . Đó là loại u lành tính của tế bào nội mạc lát thành mạch máu. Loại u này xuất hiện lúc mới sinh và có đặc tính phát triển rất nhanh ở trẻ nhũ nhi. U máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể như: da, đầu, mặt, cổ, mắt, vòm, miệng, họng, ngực, chân, tay, nội tạng như gan, thận… .U máu ở trẻ em diễn biến qua hai thời kỳ tăng sinh và thoái triển. Quá trình tăng sinh phát triển mạnh nhất khi 12 tháng tuổi rồi giảm dần và dừng lại lúc trẻ 2 tuổi. Khoảng 50% khối u mạch thoái triển sau 5 tuổi và hết hoàn toàn vào độ tuổi 7 đến 10.
Ngoài ra căn cứ vào giải phẫu bệnh lý người ta chia ra mấy thể u máu sau đây:
- U máu phẳng: chiếm tỉ lệ khoảng 50%, là những bớt đỏ trên da, đa số bẩm sinh hay có từ lúc nhỏ. Các vết bớt thường có màu nâu xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ.
- U máu gồ (hay củ): gồ trên da từng chùm như chùm dâu, có màu đỏ của máu, bờ rõ, hình thể u giống như “một quả dâu lớn đặt trên da”, thường khu trú ở mặt và trên thân mình.
- U máu dưới da: là một khối mềm, ở sâu bên dưới và đội da u lên, thường tạo thành các hang máu, chủ yếu do tĩnh mạch trở thành xơ, hang.
Người ta thấy 90% các loại u mạch củ và 60% các u mạch dưới da hay hỗn hợp sẽ teo đi hoàn toàn trong vòng vài năm. Do đó thường không cần điều trị.
Do đó, u máu thường không cần điều trị gì đặc hiệu, nếu có điều trị thường là thuốc corticoid thoa nhằm mục đích hạn chế bớt tốc độ phát triển của u máu nhưng kết quả cũng hạn chế, chỉ khoảng 30-40 trường hợp đáp ứng thuốc. Phậu thuật điều trị cắt bỏ u hiếm khi sử dụng, ngoại trừ những trường hợp u ở vị trí ảnh hưởng đến thẩm mỹ như mặt, mi mắt và có tốc độ phát triển nhanh. Cho nên trường hợp con chị chúng tôi cho rằng chị nên cho bé tái khám lại phòng khám u máu lúc 13g thứ 2 hàng tuần ở phòng số 3 để có quyết định chính xác của bác sĩ là có nên hay không nên phẫu thuật cho bé.
Thân ái.
Trả lời bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại
Các tin khác
Gãy xương lồi cầu ngòa 14/05/2016
Phẫu thuật lõm ngực 12/05/2016
Nhọt tụ mủ vùng da đầu 11/05/2016
Rốn lồi và khối phồng ở bẹn ở trẻ 2 tháng 09/05/2015
Bé 5 tháng tia tiểu nhỏ hơn lúc trước 07/05/2015
Tinh hoàn ẩn 2 bên ở trẻ 8 tháng 04/05/2015