Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chích ngừa viêm gan B cho bé ở đâu ?

Ngày đăng:  04/08/2011

 
Lượt xem: 15391

Câu hỏi:

Kính thưa bác sĩ!
Con trai em hiện được 3 tháng 18 ngày, nặng 7kg rưỡi (lúc sinh bé được 3kg3).Lúc sinh bé được chích ngừa lao, k chích ngừa viêm gan B. Sau khi xuất viện về quê Tiền Giang, bé chích ngừa mũi 5 trong 1 và uống thuốc ngừa bại liệt khi bé được 2 tháng 22 ngày (do bé sinh ngày 5/4/2011 mà lịch chích ngừa tại địa phương vào ngày 25 tây, nếu chích vào tháng trước thì bé thiếu gần 10 ngày mới được 2 tháng do đó phải đợi sang tháng sau). Tại đây nhân viên y tế bảo mũi chích ngừa viêm gan B lúc sơ sinh bây giờ xem như bỏ qua.Vậy: bác sĩ vui lòng cho tôi hỏi với trường hợp con tôi thì việc k được chích ngừa viêm gan B lùc mới sinh bây giờ xem như bỏ qua như lời nhân viên y tế tại địa phương hay bé phải được chích lại và muốn chích thì phải chích tại đâu?Bé khi ngủ hay lắc đầu (lúc đầu giấc), nghe nói lắc đầu khi ngủ là biểu hiện của bệnh lý vậy bác sĩ vui lòng cho biết thêm lắc đầu như thế nào là có bệnh?Bé hay đi tiêu sau mỗi cữ bú, phân màu vàng, trạng thái như cháo lỏng và thỉnh thoảng bé hay đi mà chỉ có nứơc thôi như vậy có bình thường k thưa bác sĩ?Do đây là con đầu và nhà ở xa nên k thể thường xuyên đến bệnh viện để đựợc tư vấn do đó tôi rất mong bác sĩ trả lời những thắc mắc của tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.Trần Thị Cẩm Vân.

Trả lời:

Xin chào chị Cẩm Vân, rất cảm ơn chị đã gửi thư về Bv Nhi đồng 2 cùng những thắc mắc mà rất nhiều phụ khuynh khác quan tâm.

Hiện nay theo lịch tiêm chủng quốc gia được thiết kế sao cho hiệu quả, phù hợp khi phối hợp các loại vắc xin và thuận tiện cho trẻ cũng như các bà mẹ khi đưa con đi chích ngừa , trong đó lịch chủng ngừa vacxin phòng bệnh viêm gan siêu vi B sẽ được chích cho trẻ 04 lần và theo phác đồ - đánh dấu như sau:

 

Tuổi của trẻ Lúc sinh Trẻ 02 tháng Trẻ 03 tháng Trẻ 04 tháng

Thứ tự mũi

chích ngừa

Mũi 0

M0

Mũi 1

M1

Mũi 2

M2

Mũi 3

M3

           
Như vậy chị thấy rằng lần chích ngừa bệnh VGSV B lúc sanh là mũi 0 (M 0), theo chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng sự đánh dấu M0 này hàm ý như sau: nếu vì lý do nào đó bé không được chủng ngừa thì vẫn không tính, chỉ cần trẻ được chủng ngừa 03 mũi sau đầy đủ thì vẫn đảm bảo tính hiệu quả phòng ngừa bệnh VGSV B. Xin nói thêm M0 chỉ hiệu quả phòng ngừa sớm khi trẻ dưới 7ngày tuổi và thực sự cần thiết cho trẻ thuộc nhóm nguy cơ bị lây nhiễm VGSV B cao(mẹ bị Viêm gan siêu vi B giai đoạn lây nhiễm), nếu chích sau 7 ngày thì không cón tác dụng bảo vệ. Vì vậy mũi chích lần đầu được đánh dấu là M 0 (mũi zero), có cũng được, không có cũng không sao trong đa số trường hợp.

Vì chương trình TCMR được thực hiện trên toàn quốc đến từng trạm y tế phường xã tạo thuận tiện dễ dàng đi lại cho phụ huynh khi đưa trẻ đến chủng ngừa, Vì vậy số lượt trẻ tại mỗi trạm y tế tương đối ít nên ngày chủng ngừa được chọn 01 ngày trong tháng để thuận lợi tập trung chủng ngừa cũng là để đảm bảo tính an toàn khi chủng ngừa từ đầu dây chuyền lãnh thuốc, vận chuyển, bảo quản, thực hiện tiêm cũng như theo dõi và nhân sự tham gia chủng ngừa đầy đủ. Và lọ đựng vắc xin ngừa bại liệt dạng uống là loại đa liều ( 1 ống đủ cho 20 trẻ uống) và khi đã pha thuốc thì chỉ dùng được 01 buổi trong ngày, đây cũng là lý do chủng ngừa có tính chất tập trung tránh lãng phí. Một trong những nguyên tắc trong tiêm chủng cần được tôn trọng tuyệt đối và phải thực hiện đúng là: trẻ không được phép chủng ngừa sớm hơn, chỉ cho phép đúng ngày hoặc trễ hơn thì hiệu quả và an toàn chủng ngừa mới được đảm bảo.

Bé khi ngủ hay lắc đầu, hay đi tiêu sau cữ bú mà trẻ phát triển tốt là hoàn toàn bình thường. Đây có thể là biểu hiện kích thích tại một số trung tâm thần kinh điều khiển vận động ( cơ điều khiển cổ, điều khiển nhu động ruột) tạo nên tình trạng như trên, với trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt 4 tháng như con của chị do hệ thần kinh chưa trưởng thành hoàn toàn nên dễ bị kích thích, mà một số trường hợp do thiếu calcium do không đủ Vitamin D để hấp thu calcium. Chị nên phơi nắng cho bé, và cho uống thêm calcium theo chỉ định của bác sỹ, nói chung là tình trạng này không đáng lo ngại và sẽ mất dần theo thời gian.

Trả lời bởi: BS.Mai Đằng - Phó khoa TELM

[Trở về]

Các tin khác