Bấm vào hình để xem kích thước thật

CẤP CỨU TRẺ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

Ngày đăng:  26/02/2010

 
Lượt xem: 11273

Dị vật đường thở là một tình trạng thường xảy ra trong lúc trẻ đang ăn hoặc chơi đồ hàng.

o       Sơ cứu ban đầu càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa được các biến chứng ở trẻ em.

      Nhận biết 1 trường hợp bé bị dị vật:

o       Trẻ đang chơi các món đồ hàng hoặc đang ăn các loại thức ăn có hột ( ví dụ: nhãn, chôm chôm, trái lồng mứt….) bỗng nhiên ho sặc sụa, khó thở và tím.

o       Khó thở thanh quản: thở hước, thở rít, trẻ ráng sức hít vào, bức rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc.

o       Nếu bệnh nhân không có các triệu chứng trên hoặc thoáng qua có thể bị bỏ qua khiến  bệnh nhân sau đó sẽ bị viêm phổi tái phát.

 

         Các vị trí của dị vật:

o       Dị vật to thường mắc ở thượng thanh môn như hạt chôm chôm.

o       Dị vật nhỏ hơn có thể bị kẹt ở thanh môn như xương cá.

o       Dị vật có thể đi xuống dưới thanh môn, khí quản hay phế quản.

o       Dị vật có thể nằm im trong khí quản hay phế quản như hột mãng cầu, di động lên xuống theo nhịp thở như hột dưa, ghim vào thành khí phế quản như lưỡi câu, kim…

 

         Xử trí:

Trường hợp ở nhà, nhà trẻ hay mẫu  giáo thì ta cần thực hiện thủ thuật Heimlich trước khi gọi cấp cứu.

 

         Tiến hành kỹ thuật:

o       Trường hợp bệnh nhân tỉnh:

Ø           Hỏi xem bệnh nhân có thể trả lời được không?

Ø           Đối với trẻ lớn:

Đặt bệnh nhân đứng, người cấp cứu viên đứng phía sau bệnh nhân, hai tay bắt vào nhau tạo thành nắm đấm rồi để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ trước ra sau, từ dưới lên trên để làm tăng  áp lực trong lồng ngực nhằm có thể tống dị vật ra. Nếu làm không kết quả phải tìm cách đưa nhanh bệnh nhân tới cơ sở y tế để tìm cách gắp dị vật ra.

                        

 

Ø           Đối với trẻ nhỏ:

Đặt trẻ nằm sấp lên cánh tay của cấp cứu viên, đập mạnh 5 cái vào lưng của trẻ, sau đó lật ngửa lại, ấn mạnh 5 cái vào thượng vị.

 

                            

 

o       Trường hợp bệnh nhân hôn mê:

Đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng.

Để tay vào vùng thượng vị, nhồi 2 – 3 cái.

Nếu bệnh nhân ngưng thở ngưng tim thì cấp cứu ngưng thở ngưng tim luôn.

 

 

LƯU Ý: Không được cố móc dị vật ra khi bệnh nhân bị khó thở.

Nếu sau 3 lần thực hiện thủ thuật trên mà dị vật chưa ra thì phải nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến  bệnh viện gấp.

Đăng bởi: Khoa Cấp Cứu

[Trở về]

Các tin khác