Tai nạn suýt gây hoại tử ngón tay
Ngày đăng: 03/05/2011
Lượt xem: 15983
Hôm qua, khoa ngọai bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận 1 trường hợp bệnh khá hi hữu. Bé gái N.T.V, 7 tuổi, trong lúc chơi đùa đã vô tình xỏ 1 cái long đền bằng sắt vào ngón 4 tay trái và không lấy ra được. Mặc dù người nhà dùng mọi cách: thoa mỡ, xà phòng làm trơn nhưng vẫn không cách nào lấy cái long đền ra được. Sau vài tiếng, ngón tay của bé do bị thít chặt bắt đầu sưng đỏ lên và phù nề gây đau, cử động của ngón cũng bắt đầu hạn chế.
Bé được nhập viện và các bác sĩ đã phải sử dụng kềm cộng lực để cắt cái long đền này ra. Bác sĩ Lê Phước Tân - Phó khoa ngọai chỉnh hình, cho biết trường hợp này xử lý tuy đơn giản nhưng nếu để quá lâu, mô mềm xung quanh phù nề nhiều gây chèn ép và tắc mạch máu nuôi ngón thì ngón có khả năng họai tử và phải cắt bỏ ngón. Dị vật ở trẻ em thì vô cùng đa dạng, thường gặp nhất là các bé trong lúc chơi đùa vô tình nuốt phải hòn bi, đồng tiền, đầu bút bi đôi khi cả đọan kẽm nhỏ, tiếp đến là các hạt của hoa quả như hột dưa, hột măng cụt, đâu phộng. Các trường hợp khác như kẹt tay, két ngón vào vòng sắt thì hiếm hơn nhưng vẫn có. Nếu dị vật đi không sắc nhọn và đi vào theo đường tiêu hóa( đường ruột) thì ít nguy hiểm hơn vì phần lớn sẽ theo phân ra ngòai. Nhưng nếu dị vật bị kẹt ở ngã ba hầu họng hoặc vào phổi thì sẽ nguy hiểm hơn nhiều. Khi đó, bé sẽ có hội chứng xâm nhập ( đây là kết quả của việc dị vật đi vào khe giữa hai dây thanh gây phản xạ co thắt và ho để tống dị vật ra ngòai) : ho sặc, tím tái, vã mồ hôi, chảy nước mắt nước mũi, co kéo cơ hô hấp, khó thở có khi tắc thở gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời. Một số dị vật nhỏ nếu không gây hội chứng xâm nhập mà lọt vào phổi thì sẽ gây viêm phổi, ho, khò khè kéo dài dễ lầm tưởng sang các bệnh lý viêm hô hấp và chạy chữa hòai không hết. Do đó, các bậc phụ huynh nên cẩn trọng các vật dụng và đồ chơi khi bé chơi để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Đăng bởi: BS Trương Anh Mậu-Khoa ngoại
Các tin khác
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024