Viêm màng não- đôi điều cần biết?
Ngày đăng: 02/04/2010
Lượt xem: 10122
Viêm màng não là gì?
Viêm màng não là sự viêm màng bao phủ,che chở não và tủy sống. Người ta thỉnh thoảng đề cập đến nó như là viêm màng não tủy. Viêm màng não thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Việc biết là viêm màng não do virus hay vi khuẩn thì quan trọng bởi mức độ nghiêm trọng của bệnh và việc điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.
Viêm màng não do virus thường ít nghiêm trọng và hết mà không có điều trị đặc hiệu. Nhưng viêm màng não do vi khuẩn có thể rất nghiêm trọng và có thể gây tổn thương não, mất khả năng nghe, hoặc là mất khả năng học hành. Đối với viêm màng não vi khuẩn, việc biết loại vi khuẩn nào gây nên viêm màng não thì cũng quan trọng bởi vì kháng sinh có thể phòng ngừa một số loại không lây lan và nhiễm cho người khác. Trước những năm 1990, Haemophilus influenza type B là nguyên nhân hàng đầu của viêm màng não vi khuẩn. Hib vaccine bây giờ được chủng ngừa cho tất cả trẻ em như là chủng ngừa thường quy. Vaccine này đã làm giảm số trường hợp của nhiễm Hib và số viêm màng não có liên quan. Viêm màng não do Streptococcus pneumonia và Neisseria là nguyên nhân hàng đầu của viêm màng não do vi khuẩn.
Triệu chứng và dấu hiệu của viêm màng não lâ gì ?
Sốt cao, đau đầu và cứng cổ là những triệu chứng thông thường của viêm màng não của bất kỳ ai > 2 tuổi. Những triệu chứng này có thể tiến triển trong nhiều giờ hoặc có thể kéo dài 1- 2 ngày. Những triệu chứng khác có thể bao gồm buồn nôn, nôn ói, cảm thấy khó chịu khi thấy ánh sáng, mơ hồ và buồn ngủ. Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi, triệu chứng cổ điển của sốt, đau đầu và cứng cổ có thể không có hoặc khó phát hiện. Trẻ nhỏ bị viêm màng não có thể biểu hiện chậm chạp hoặc không sinh động, có nôn ói, bứt rức, hoặc là ăn, bú kém. Khi bịnh tiến triển, bệnh nhân ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị co giật.
Chẩn đoán viêm màng não do vi trùng như thế nào?
Chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Khi triệu chứng xuất hiện, bệnh nhân nên đi đến bác sĩ khám ngay lập tức. Chẩn đoán thường là dựa trên kết quả xét nghiệm dịch não tủy. Dịch não tủy lấy được bằng cách đưa 1 cây kim vào vùng dưới thấp của lưng nơi mà có thể lấy dịch não tủy ở đó. Xác định loại vi khuẩn thì quan trọng trong việc lựa chọn kháng sinh thích hợp.
Viêm màng não do vi trùng có thể điều trị được không?
Viêm màng não do vi trùng có thể điều trị được với 1 số kháng sinh hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng là điều trị sớm trong đợt phát bệnh. Điều trị kháng sinh thích hợp các loại phổ biến nhất của viêm màng não do vi trùng sẽ giảm nguy cơ tử vong do viêm màng não xuống còn 15 % mặc dù ở người lớn tuổi thì nguy cơ cao hơn.
Viêm màng não do vi trùng có lây không?
Có. Một số dạng viêm màng não do vi trùng thì lây. Vi trùng có thể chủ yếu lây từ người này sang người khác qua sự tống xuất của dịch họng và dịch hô hấp. Điều này xảy ra qua việc ho, hôn nhau, hoặc là nhảy mũi. May mắn là không có vi trùng nào gây ra viêm màng não mà lây những thứ như cảm lạnh hay cúm. Cũng vậy, vi trùng không có lây qua tiếp xúc thông thường qua thở không khí mà có người bị viêm màng não ở đó.
Tuy nhiên, một số vi trùng gây ra viêm màng não lây lan cho người khác, những người có tiếp xúc gần hoặc là tiếp cận lâu ngày với bệnh nhân viêm màng não do Neisseria menigitidis ( viêm não mô cầu) hoặc Hib. Những người ở cùng một nhà hoặc ở cùng trung tâm chăm sóc trẻ, hoặc là bất cứ ai có tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường miệng của bệnh nhân ( ví dụ như là bạn gái hay bạn trai) sẽ được xem xét là có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Người thuộc diện tiếp xúc gần với người bệnh viêm màng não do N. meningitides nên nhận kháng sinh để phòng ngừa lây bệnh. Việc này gọi là điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng cho những người tiếp xúc trong gia đình có người bị Hib thì chỉ được khuyến cáo nếu có 1 thành viên tiếp xúc < 48 tháng mà chưa được chủng ngừa đầy đủ Hib hoặc là đứa trẻ bị suy giảm miễn dịch ở bất kỳ tuổi nào trong gia đình. Toàn bộ thành viên của gia đình, không kể tuổi tác, nên được điều trị dự phòng ở những trường hợp như vậy.
Có vaccine ngừa viêm màng não do vi trùng không ?
Có, có vaccine ngừa Hib, ngừa một số loại của N.menigitidis và nhiều loại của Streptococcus pneumoniae. Các vaccine này an toàn và có hiệu quả cao.
Ủy ban cố vấn thực hành chủng ngừa ( The Advisory Committee on Immuniztion Practices - ACIP) khuyến cáo chủng ngừa thường quy cho tất cả người 11 - 18 tuổi 1 liều MCV4, vaccine kết hợp não mô cầu, vào lúc sớm nhất có thể. Trẻ từ 11- 12 tuổi nên được chủng ngừa thường quy vào lúc 11- 12 tuổi được kiểm tra như đã được ACIP khuyến cáo. , Cũng vậy, khi bệnh viêm não mô cầu gia tăng trong tuổi thiếu niên, các nhân viên y tế nên chủng ngừa cho những trẻ 11 - 12 tuổi chưa được chủng ngừa trước đó và các thanh thiếu niên tuổi từ 11 - 18 bằng MCM4 vào lúc đi khám bệnh sớm nhất có thể được.
Các học sinh trung học năm đầu tiên sống trong ký túc xá cũng gia tăng nguy cơ bị viêm não mô cầu và nên được chủng ngừa MCV4 trước niên học nếu họ chưa được chủng ngừa trước đó. Nguy cơ bị viêm não mô cầu ở những học sinh cũ thì giống như cộng đồng dân số chung ( tuổi từ 18- 24 ). Tuy nhiên, vì vaccine an toàn và tạo ra miễn dịch, chúng có thể được cung cấp cho sinh viên năm đầu của trường trung học, các học sinh muốn giảm nguy cơ bị bệnh viêm não mô cầu.
Chủng ngừa thường quy cũng được khuyến cáo cho những người có gia tăng nguy cơ bị viêm não mô cầu. dùng MCV4 cho người từ 2- 55 tuổi, tuy nhiên, dùng MPSV4 , vaccine đa phân tử viêm não mô cầu, được khuyến cáo cho người > 55 tuổi.
Cũng có vaccine để phòng ngừa viêm màng náo do S. pneumonia ( cũng được gọi là viêm màng não phế cầu ) , loại mà cũng có thể ngăn ngừa những thể khác do nhiễm S.pneumoniae. Vaccine đa phân tử phế cầu ( PPV23) được khuyến cáo cho tất cả ai > 65 tuổi và < 2 tuổi có vấn đề về sức khỏe mạn tính. Cũng có vaccine ( vaccine kết hợp phế cầu, hoặc là PCV7) có hiệu quả ở trẻ nhũ nhi trong việc phòng ngừa nhiễm phế cầu và được khuyến cáo thường quy cho tất cả trẻ < 2 tuổi.
Đăng bởi: ĐD Liên Kim ( theo CDC Hoa Kỳ)
Các tin khác
Những điều cần biết về bệnh do não mô cầu 17/12/2024
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024