Bấm vào hình để xem kích thước thật

Bé 3 tuổi hay nạt nộ, la hét người lớn có phải là tính cách của bé?

Ngày đăng:  18/03/2011

 
Lượt xem: 27040

Câu hỏi:

         Chào bác sĩ, Vợ chồng tôi là công chức nhà nước. Hiện nay có một con trai đầu lòng được 35 tháng tuổi, nặng 20kg, cao 96cm. Từ lúc 3,5 tháng tuổi tôi phải gửi cháu cho bà vú để đi học cao học (từ sáng tới chiều đón về). Bà vú là người kỹ tính, rất yêu chiều và chỉ chăm 1 mình cháu...nói chung 2 bà cháu rất quấn quýt nhau. Tuy nhiên, không biết có phải do bà quá nuông chiều cháu hay không mà tính tình của cháu rất hay cáu gắt khi người khác làm sai ý muốn của cháu. Lúc bình thường cháu nói chuyện rất lễ phép và khôn ngoan nhưng hễ ai làm gì ko vừa ý bé là bé la hét, nạt nộ rất lớn đặc biệt là ở những nơi đông người. Khi gặp người lạ, cháu cũng không chịu chào hỏi lễ phép...mà chỉ khi nào thích thì mới làm. Vợ chồng tôi cũng đã cố gắng nói "ngọt", giải thích nhẹ nhàng cho bé hiểu rằng tính cách như thế là không phải bé ngoan...nhưng cháu cũng ừ à cho qua rồi cũng lại chứng nào tật đó nên có lúc vợ chồng tôi cũng phải la và phạt cháu. 

Trả lời:

 

      Chào bác sĩ, Vợ chồng tôi là công chức nhà nước. Hiện nay có một con trai đầu lòng được 35 tháng tuổi, nặng 20kg, cao 96cm. Từ lúc 3,5 tháng tuổi tôi phải gửi cháu cho bà vú để đi học cao học (từ sáng tới chiều đón về). Bà vú là người kỹ tính, rất yêu chiều và chỉ chăm 1 mình cháu...nói chung 2 bà cháu rất quấn quýt nhau. Tuy nhiên, không biết có phải do bà quá nuông chiều cháu hay không mà tính tình của cháu rất hay cáu gắt khi người khác làm sai ý muốn của cháu. Lúc bình thường cháu nói chuyện rất lễ phép và khôn ngoan nhưng hễ ai làm gì ko vừa ý bé là bé la hét, nạt nộ rất lớn đặc biệt là ở những nơi đông người. Khi gặp người lạ, cháu cũng không chịu chào hỏi lễ phép...mà chỉ khi nào thích thì mới làm. Vợ chồng tôi cũng đã cố gắng nói "ngọt", giải thích nhẹ nhàng cho bé hiểu rằng tính cách như thế là không phải bé ngoan...nhưng cháu cũng ừ à cho qua rồi cũng lại chứng nào tật đó nên có lúc vợ chồng tôi cũng phải la và phạt cháu. 

        Lo ngại cháu ở nhà đựơc nuông chiều quá sẽ hư...cháu đặc biệt rất thích đi học nên vợ chồng tôi cho bé đi học sớm (xen ngang lớp Mầm của năm 2007) để cháu hòa nhập môi trường tập thể thì sẽ khắc phục được tính khí nóng nảy này. Khi cho cháu vào học vợ chồng tôi đã kể rất chi tiết về tính cách của bé để nhờ cô dạy bảo giúp. Cháu đi học từ đầu tháng 3/2011 đến nay, ngày nào đón cháu tôi cũng hỏi tình hình học hành, chơi với cô với bạn của bé thì đều đc cô khen là chàu lễ phép, ngoan và nói chuyện khôn. Tôi cũng sợ vì gửi trường tư người ta dễ dãi nói cho có nên cũng có vài buổi tôi đến đón mà ko cho bé thấy để xem sinh hoạt của bé có đúng như cô giáo nói hay không thì sự thật đúng là như thế! Nhưng khi về nhà cha mẹ, ông bà bé lại vẫn thể hiện tính khí như cũ. Vợ chồng tôi thật sự rất lo lắng và sợ không thể dạy dỗ được cháu nếu tính khí này dần trở thành tính cách khi bé trưởng thành. Vì vậy tôi rất mong mỏi quý bác sĩ  tư vấn giúp vợ chồng tôi về tình trạng phát triển tâm lý của cháu cũng như cách dạy dỗ và khắc phục tính khí này ở bé!

      Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Thảo Nguyên

 

Trả lời

Chào chị:

 

Chị là người may mắn khi có người vú em biết yêu thương và chăm sóc con của mình. Trẻ sẽ phát triển tốt cả về mặt thể chất lẫn tinh thần khi được sống trong môi trường yêu thương chăm sóc của cha mẹ và những người thân thương yêu. Và những điều chị nêu ở trên cho thấy con của chị đang phát triển tốt.

Tuy nhiên khi chăm sóc và dạy dỗ trẻ, chúng ta nên lưu ý đến những giới hạn mà trẻ không được phép hoặc trẻ được phép làm. Điều quan trọng là cương quyết xây dựng những giới hạn đó. Trẻ nhỏ không chỉ học và hiểu qua lời nói không đâu mà còn qua những điều trẻ nhìn thấy. Vì vậy khi dạy cho trẻ, chúng ta nên lưu ý đến những hành động của chúng ta.

Một điều rất quan trọng trong xây dựng các giới hạn cho trẻ là sự thống nhất trong tất cả các thành viên trong gia đình về những hành vi ứng xử với trẻ. Xây dựng các giới hạn cho trẻ không phải là bắt buộc trẻ phải làm theo ý của cha mẹ hoàn toàn, la hét hay đánh trẻ. Mà là cho trẻ tự do hoạt động trong trong một giới hạn an toàn về thời gian và không gian.

Chính vì thiếu giới hạn nên trẻ thường đòi hỏi và buộc mọi người phải đáp ứng. Nếu không trẻ sẽ nổi giận và sau cơn nổi giận trẻ được gia đình đáp ứng những nhu cầu của mình. Trẻ học được điều này và sử dụng thường xuyên khi muốn được đáp ứng một yêu cầu nào đó.

Con chị ở trường rất tốt vì ở trường các cô đã xây dựng rất tốt các giới hạn. Thiết nghĩ chị và gia đình nên thống nhất với nhau để xây dựng các giới hạn cho trẻ.

Nếu chị muốn thông tin rõ ràng hơn, xin liên hệ khoa Tâm Lý bệnh viện Nhi Đồng 2.

Trả lời bởi: Bs Đặng Ngọc Thạch-Khoa tâm lý

[Trở về]

Các tin khác