Các triệu chứng, biến chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh viêm tiểu phế quản. ( phần 1)
Ngày đăng: 21/11/2010
Lượt xem: 12656
Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổ biếntại phổi, thường do virus gây ra. Nó thườngxảy ra ở trẻ nhũ nhi, trẻ dưới 2 tuổi,chủ yếu trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thông thường, viêm tiểu phế quản xảy ra trong những tháng mùa đông ( châu Âu), Việt Nam có quanh năm và thường vào tháng 8, 10 đến cuối năm.
Viêm tiểu phế quản bắt đầu với triệu chứng tương tự như cảm thông thường nhưng sau đó tiến đến ho, thở khò khè, và khó thở. Các triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản thường kéo dài một hoặc hai tuần và khỏi hẳn.
Trong một số trường hợp, đặc biệt là nếu trẻ có sẳn một bệnh lý nền nào đó hoặc là trẻ sinh non tháng, lúc đó viêm tiểu phế quản có thể trở nên nghiêm trọng và phải nhập viện.
Các triệu chứng:
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tương tự như bị cảm lạnh thông thường, trong những ngày đầu tiên:
Ø Chảy nước mũ
Ø Nghẹt mũ
Ø Sốt nhẹ (không phải luôn luôn có)
Có thể 2 -3 ngày đến một tuần sau đó, trẻ :
Ø Thở khò khè - thở có vẻ khó khăn hơn hay thở ra ồn ào
Ø Thở nhanh hoặc khó thở
Ø Nhịp tim nhanh
Ở trẻ khỏe mạnh, bệnh thường tự khỏi trong 1-2 tuần.
Bệnh có thể nặng hơn và trẻ cần được nhập viện, nếu trẻ có:
Ø Trẻ sinh non hoặc
Ø Có sẳn bệnh lý nền như bệnh tim hoặc bệnh phổi hay suy yếu hệ miễn dịch
Ø Nhận biết triệu chứng nặng: Khó thở hoặc da hơi xanh-tím (tím tái) - một dấu hiệu biểu hiện của sự thiếu oxy, cần cấp cứu khẩn cấp.
Khi nào cần đến khám bác sĩ: Ngoài triệu chứng hô hấp, nều trẻ có thêm:
Ø Trẻ dưới 12 tuần tuổi hoặc
Ø Có yếu tố nguy cơ khác như: sinh non hoặc bệnh lý tim hoặc bệnh phổi
Ø Nếu trẻ có một trong các các triệu chứng sau đây:
ü Nôn ói
ü Thở khò khè
ü Thở rất nhanh và nông và hoặc rút lõm ngực (trên 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng tuổi; trên 50 lần/phút ở trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi; trên 40 lần/phút ở trẻ trên 12 tháng tuổi)
ü Thở rất mệt nhọc hoặc cần phải ngồi để thở hoặc trẻ nhỏ thì quấy bứt rứt
ü Da chuyển sang màu xanh tím, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay (tím)
ü Bú ít hoặc bỏ bú hoặc thở quá nhanh nên bỏ bú
ü Li bì hoặc khó đánh thức
Các yếu tố khác có liên quan với tăng nguy cơ bệnh như:
Viêm tiểu phế quản đôi khi có kèm theo nhiễm trùng phổi khác như viêm phổi do vi trùng. Có thể bị tái nhiễm với virus (RSV) nhưng thường là không nặng. Nếu viêm tiểu phế quản lặp đi lặp lại có thể phát triển bệnh hen suyễn sau này, nhưng mối liên quan giữa hai bệnh lý này cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. (Xem tiếp phần 2: Cần chuẩn bị thế nào trước khi đưa bé đến khám bác sĩ ?)
Đăng bởi: BS.CK2. Đặng Thị Kim Huyên - Phó Khoa Hô Hấp
Các tin khác
Ho ở trẻ là phản xạ có lợi 18/09/2023
Tác Hại Của Thuốc Lá Điện Tử 30/05/2023
Cảnh giác dị vật đường thở 24/02/2021
Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Đường Hô Hấp Trên 22/10/2020
5 cách để quản lý suyễn 25/09/2018