Nong da qui đầu ở trẻ
Ngày đăng: 06/11/2010
Lượt xem: 24584
Một số trẻ được cha mẹ đưa đi khám bao qui đầu và được bác sĩ chỉ định nong bao qui đầu. Bài viết sau đây sẽ giải đáp 1 số thắc mắc về vấn đề nay.
Bao qui đầu là 1 vòng da bao quanh qui đầu, có tác dụng che chở bảo vệ qui đầu. Nhưng khi bao qui đầu này quá hẹp gây cản trở quá trình đi tiểu của bé thì có chỉ định nong bao qui đầu.
Khi nào có chỉ định nong bao qui đầu?
Một số trẻ được cha mẹ đưa đi khám bao qui đầu và được bác sĩ chỉ định nong bao qui đầu. Bài viết sau đây sẽ giải đáp 1 số thắc mắc về vấn đề nay.
Bao qui đầu là 1 vòng da bao quanh qui đầu, có tác dụng che chở bảo vệ qui đầu. Nhưng khi bao qui đầu này quá hẹp gây cản trở quá trình đi tiểu của bé thì có chỉ định nong bao qui đầu.
Nong bao qui đầu là từ thường dùng ở bệnh viện chỉ việc làm rộng bao qui đầu cho bé để làm vệ sinh và giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.
Trẻ dưới 2 tuổi, bao qui đầu có hiện tượng hẹp sinh lí không cần nong tại bệnh viện, người nhà chỉ cần tuột nhẹ bao qui đầu về phía sau để trẻ đi tiểu dễ dàng hơn . Nhưng những trường hợp hẹp quá khít khiến bé tiểu phải rặn mạnh, la khóc khi đi tiểu thì nên nong để lỗ tiểu rộng ra 1 chút giúp bé đi tiểu dễ dàng hơn.
Những trường ợp bé quá lớn kèm theo da qui đầu xơ chai, hẹp quá khít thì không nên nong vì kết quả hạn chế, dễ làm chảy máu da qui đầu. Nhưng trường hợp này nên cắt bao qui đầu.
Quá trình nong diễn ra khoảng 3-5 phút, rất nhẹ nhàng và ít đau, tuy nhiên 1 số trẻ có bao qui đầu quá hẹp thì khi nong có thể bao qui đầu của bé sẽ rướm máu và đau nhiều hơn. Tuy nhiên, sau nong bao giờ bé cũng được cho thuốc giảm đau và thuốc thoa (là thuốc kháng viêm tại chỗ) giúp bé bớt đau nhanh nên các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng .
Một số trường hợp, sau nong bao qui đầu phù nề nhưng bé vẫn đi tiểu được thì người nhà không nên hốt hoảng, nên chườm nước ấm và thoa thuốc kem bác sĩ cho để giúp giảm phù nề. Nếu sau 24 tiếng mà bao qui đầu vẫn phù nề thì nên đến tái khám lại tại bệnh viện.
Paraphimosis là hiện tượng bao qui đầu bị nong quá mạnh, tuột lên trên rãnh qui đầu và không tuột xuống được, tạo nên 1 vòng thắt xiết quanh qui đầu của bé, khiến bé đau và đôi khi bí tiểu. Trường hợp này cần đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất để được tuột lại bao qui đầu xuống. Nếu không, vòng thắt có thể xiết làm phù nề, phồng bóng nước và đôi khi có thể làm hoại tử da qui đầu rất nguy hiểm.
Nong bao qui đầu mục đích là làm rộng bao qui đầu cho việc vệ sinh qui đầu của bé dễ dàng hơn, sau đó người nhà sẽ tự nong bằng tay nhẹ nhàng cho bé khi bé tắm chứ không nên làm thường xuyên vì dễ gây sang chấn bao qui đầu.
Có nên thường xuyên nong bao qui đầu?
Một số trường hợp sau nong thì bị hiện tượng paraphimosis, đó là gì?
Sau nong, bao qui đầu của bé bị phù nề, nên phải làm sao?
Nong bao qui đầu có lâu và đau không?
Trường hợp nào không nên nong bao qui đầu?
Trường hợp nào cũng cần nong bao qui đầu?
Nong bao qui đầu là gì?
Khi nào có chỉ định nong bao qui đầu?
Đăng bởi: Bs Trương Anh Mậu - Khoa Ngoại
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021